0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 25/07/2023 10:45 (GMT+7)

Yêu cầu xử nghiêm vi phạm của các ‘ông lớn’ xây dựng khi thoái vốn

Theo dõi KT&TD trên

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa chỉ đạo Bộ Xây dựng xử lý nghiêm các sai phạm được Thanh tra Chính phủ nêu trong kết luận thanh tra về việc thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ này.

Văn phòng Chính phủ vừa gửi Thanh tra Chính phủ, các Bộ: Tài chính, Xây dựng và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, UBND tỉnh, thành phố liên quan như Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội, TPHCM và các tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng.

Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện về kết luận thanh tra 1229/KL-TTCP ngày 30.5.2023, phải bảo đảm chính xác, khách quan, đúng pháp luật, không để thất thoát tài sản nhà nước.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Xây dựng, các Tổng Công ty: Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tư vấn xây dựng Việt Nam (VNCC), Xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi), Xây dựng số 1 (CC1), Vật liệu xây dựng số 1 (Fico), Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (Viwaseen), Cơ khí xây dựng (Coma), Xây dựng Hà Nội (Hancorp), Viglacera, Sông Đà tổ chức thực hiện nghiêm kết luận thanh tra theo đúng quy định pháp luật, xử lý nghiêm các sai phạm.

Các công ty này chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật, không để thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Yêu cầu xử nghiêm vi phạm của các ‘ông lớn’ xây dựng khi thoái vốn
Việc cổ phần hóa Tổng Công ty Sông Đà theo kết luận thanh tra có một số vi phạm

Còn đối với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, UBND các tỉnh thành Hà Nội, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện đúng quy định về quản lý đất đai đối với diện tích đất đã giao cho các tổng công ty nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, không để thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa.

Thanh tra Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, trong kết luận thanh tra số 1229/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các vi phạm trong quá trình cổ phần hóa các tổng công ty nhà nước thuộc Bộ Xây dựng, điển hình là các vi phạm về tài chính, chưa xác định đầy đủ giá trị doanh nghiệp, "bỏ quên ngàn tỷ" trong quá trình bán vốn nhà nước; vi phạm trong quản lý đất đai tại các tổng công ty nhà nước ngành xây dựng.

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị chuyển Bộ Công an điều tra, xử lý hai vụ vi phạm về tài chính, quản lý đất đai, có dấu hiệu gây thất thoát ngân sách nhà nước tại công ty mẹ, các công ty con tại Tổng Công ty Cơ khí xây dựng (Coma) và Tổng Công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen).

Liên quan đến kiến nghị này của Thanh tra Chính phủ, Phó Thủ tướng chỉ đạo cơ quan thanh tra thực hiện theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật.

N.Vũ

Bạn đang đọc bài viết Yêu cầu xử nghiêm vi phạm của các ‘ông lớn’ xây dựng khi thoái vốn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.