0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 28/11/2024 14:56 (GMT+7)

Xây lắp và thương mại Tùng Lâm bị cấm thầu 6 tháng

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, Công ty Cổ phần xây lắp và thương mại Tùng Lâm (Công ty Tùng Lâm) đã bị Viễn thông Hà Nội (VNPT Hà Nội) ra quyết định cấm thầu 6 tháng, do vi phạm trong gói thầu xây lắp viễn thông.

Xây lắp và thương mại Tùng Lâm bị cấm thầu 6 tháng
VNPT Hà Nội quyết định cấm thầu Công ty Tùng Lâm thời hạn 6 tháng.

Theo đó, ngày 19/11 vừa qua, VNPT Hà Nội đã thông báo quyết định cấm thầu, thời hạn 6 tháng Công ty Tùng Lâm đối với các gói thầu do đơn vị này làm bên mời thầu (BMT). Vi phạm xảy ra tại gói thầu “Thi công xây lắp khu vực đội viễn thông Sóc Sơn, Mê Linh”, thuộc dự án “Xây dựng mạng ODN năm 2024 – Khu vực TTVT5” do VNPT Hà Nội làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 6,4 tỷ đồng. Trong đó, gói thầu xảy ra vi phạm nêu trên có giá hơn 1 tỷ đồng. Sau 2 lần thông báo mời thầu (TBMT), có 4 nhà thầu tham gia gồm: Công ty Cổ phần đầu tư 9G, Công ty TNHH đầu tư xây dựng viễn thông Thắng Lợi, Công ty Cổ phần VIC Nam Định và Công ty Tùng Lâm. Trong đó, Công ty Tùng Lâm có giá dự thầu thấp nhất là 980 triệu đồng.

Lý do Công ty Tùng Lâm bị cấm thầu là do vi phạm điểm 18.7, Chương 1 - Chỉ dẫn nhà thầu tại hồ sơ mời thầu (E-HSMT). Cụ thể: “Đối với gói thầu có giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.2 E-CDNT nhỏ hơn 20 triệu đồng, tại thời điểm đóng thầu, nhà thầu không phải đính kèm thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh theo quy định tại Mục 18.1 E-CDNT mà phải cam kết trong đơn dự thầu (không phải đính kèm cam kết riêng bằng văn bản) là nếu được mời vào đối chiếu tài liệu hoặc vi phạm quy định tại điểm b Mục 18.5 E-CDNT thì phải nộp một khoản tiền hoặc Séc bảo chi (trong trường hợp thời hạn hiệu lực của Séc bảo chi đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư) hoặc thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh với giá trị quy định tại Mục 18.2 E-CDNT. Trường hợp nhà thầu không thực hiện theo cam kết nêu trên, nhà thầu bị xử lý theo đúng cam kết của nhà thầu nêu trong đơn dự thầu (bị nêu tên trên Hệ thống và bị khóa tài khoản trong vòng 6 tháng, kể từ ngày Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư). Trường hợp nhà thầu vi phạm quy định nêu tại điểm b Mục 18.5 E-CDNT thì nhà thầu sẽ không được hoàn trả khoản tiền bảo đảm dự thầu này”.

Dữ liệu đấu thầu cho thấy, Gói thầu được TBMT từ ngày 4/10, đến ngày 11/10 thì tiến hành đóng, mở thầu. Tuy nhiên đến nay, BMT vẫn chưa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT).

Theo tìm hiểu, Công ty Tùng Lâm có trụ sở tại Nhà E6, khu Bồ Hỏa, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Doanh nghiệp này được thành lập năm 2007, đến năm 2016 thì tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Người đại diện là ông Cao Văn Thư, chức vụ: Giám đốc.

Đến nay, Công ty Tùng Lâm đã tham gia 68 gói thầu, trong đó trúng 28 gói, trượt 33 gói, 6 chưa có kết quả, 1 gói đã bị hủy. Tổng giá trị các gói thầu đã trúng (bao gồm liên danh) khoảng 71,4 tỷ đồng.

BMT mà Công ty Tùng Lâm tham gia đấu thầu nhiều nhất là Công ty dịch vụ Điện lực miền Bắc (trúng 11/11 gói, tổng giá trị trên 7 tỷ đồng). Tiếp đến là Công ty điện lực Thái Nguyên (Chi nhánh Tổng Công ty điện lực miền Bắc), với 2/2 gói thầu, tổng trị giá trúng thầu hơn 10 tỷ đồng. Nhưng trong đó phải kể đến 2 gói thầu trúng do Ban Quản lý dự án Phát triển tỉnh Khánh Hòa làm BMT, tổng trị giá 26,8 tỷ đồng.

Bức tranh tổng thế cho thấy, công tác đấu thầu của Công ty Tùng Lâm không mấy sáng sủa. Năm 2023, nhà thầu này tham gia 9 gói thầu thì trượt đến 7 gói, trúng 2 gói. Từ đầu năm 2024 đến nay, Công ty Tùng Lâm cũng tham gia 19 gói thầu nhưng chỉ trúng 3 gói, 5 gói chưa có kết quả, còn trượt tới 11 gói.

Bạn đang đọc bài viết Xây lắp và thương mại Tùng Lâm bị cấm thầu 6 tháng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Katinat và bài học cho các thương hiệu về đu trend
Sự việc chiếc tem dán "giảm an tây" thay vì "giảm đá" xuất hiện trên ly trà sữa Katinat đã tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng. Vụ việc không chỉ đặt ra câu hỏi về sự chuyên nghiệp trong vận hành của thương hiệu mà còn là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về việc "đu trend".

Tin mới

Katinat và bài học cho các thương hiệu về đu trend
Sự việc chiếc tem dán "giảm an tây" thay vì "giảm đá" xuất hiện trên ly trà sữa Katinat đã tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng. Vụ việc không chỉ đặt ra câu hỏi về sự chuyên nghiệp trong vận hành của thương hiệu mà còn là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về việc "đu trend".
Bí ẩn đằng sau giá rẻ "giật mình" của nho sữa Trung Quốc
Nho sữa Shine Muscat - vua của các loại nho với hương vị ngọt ngào, thơm mát, đang "làm mưa làm gió" tại thị trường Việt Nam với mức giá siêu rẻ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đằng sau những chùm nho hấp dẫn ấy là câu chuyện về sự bùng nổ sản xuất, cạnh tranh khốc liệt và cả những nỗi lo về chất lượng
“Cháy” vé máy bay dịp Tết 2025: Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay để đáp ứng nhu cầu
Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu di chuyển bằng máy bay và tàu hỏa tăng vọt. Nhiều chặng bay trọng điểm đã hết vé, đặc biệt ở hạng thương gia và các khung giờ cao điểm. Trước tình hình này, các hãng hàng không đang triển khai loạt giải pháp, từ tăng cường chuyến bay đến bổ sung hàng trăm nghìn ghế ngồi.
AVIA 3A – Tái hiện hương vị trà tinh tế từ thiên nhiên
Trà, từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt, được coi là biểu tượng của sự thư thái và gắn kết. Để pha được một tách trà ngon, người thưởng trà luôn quan tâm đến những yếu tố tinh tế nhất, từ chọn trà, dụng cụ pha, đến cách rót nước.