Xây dựng nền nông nghiệp thuận thiên
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến cuộc sống con người; là nguyên nhân buộc Chính phủ và người làm nông nghiệp ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam - nền kinh tế vốn thuần nông đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp.
Nhiều năm qua, Việt Nam đã hiện thành công chiến lược an ninh lương thực, nông nghiệp luôn là ăm qua, Việt Nam đã thực nền tảng, chỗ dựa vững chắc để đất nước vượt qua những thời đoạn cam go - thiên tai bão lũ, đại dịch Covid-19, những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến Việt Nam, trong đó có cơn bão số 3 (Yagi) để lại không ít hệ lụy cho cuộc sống người dân một số địa phương, tỉnh, thành.
Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo với số lượng lớn hàng đầu thế giới cùng với nhiều sản phẩm nông nghiệp ngày một đa dạng. Nhiều mặt hàng nông sản cung cấp cho thị trường thế giới nhiều hơn, ổn định, chiếm thị phần đáng kể, bước đầu có thương hiệu, uy tín.
Những nỗ lực của chiến lược tam nông là “bệ đỡ” của nền kinh tế đất nước, góp phần ổn định kinh tế, an dân, giữ vững mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Dù gặp rất nhiều khó khăn, song kinh tế Việt Nam năm 2024 rất nhiều điểm tích cực, khả quan, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Xuất khẩu được 8,6 triệu tấn gạo, thu 5 tỷUSD, cao nhất từ trước đến nay; là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam cả về sản xuất lẫn xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD, tăng trên 18% so vớinăm 2023. Đáng chú ý xuất siêu kỷ lục đạt gần 19 tỷ USD, tăng 53%. Trong 11 mặt hàng tiếp tục duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, có 7 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ (16 tỷ USD), rau quả (7,1 tỷ USD) gạo (5,7 tỷ USD), cà phê (5, 4 tỷ USD) hạt điều (4, 3 tỷ USD) tôm (3,8 tỷ USD) và cao su (3,2 tỷ USD); 1,44 triệu tấn cá tra, tăng 4,7 % so cùng kỳ; tôm 1,1 triệu tấn, tăng 5%.
Trong đó nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 2 con số như cà phê tăng 56,9%, hồ tiêu tăng 53,3 %, cao su tăng 24,6%, gạo tăng 10, 6%. Ngành nông nghiệp đã “về đích” sớm mục tiêu giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 55-56 tỷ USD năm 2024, bất chấp những tác dộng của dịch bệnh, đứt gẫy chuỗi cung ứng, giá cước vận chuyển tăng cao.
Đáng chú ý, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các sản phẩm nông sản Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như TikTok. Taobao, JD.com và Xiaohong Suhu, mở ra cơ hội tiếp cận người tiêu dùng mới. Dự báo nhu cầu tiêu thụ rau quả và thủy sản tại Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong vòng 5 năm tới.
Xây dựng nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu là bài toán không dễ. Bởi, thực tế những năm gần đây “mưa thuận gió hòa” ít dần, diễn biến thời tiết thay đổi bất thường, hay “trở mặt” với nhà nông.
Ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức: 10 tháng đầu năm thiệt hại về tài sản do thiên tai, bão lũ 78.600 tỷ, gấp hơn 2,2 lần so với năm 2023. 513 người chết và mất tích, 2.136 người bị thương, 26,200 ngôi nhà sụp đổ và hư hỏng, 5,1 triệu con gia súc, gia cầm bị chết; 90.300 ha rau màu và 334.200 ha lúa bị ngập và hư hỏng.
Hạn hán cục bộ, trên diện rộng, mưa lũ liên tục ở nhiều địa phương thường trái mùa, gây thiệt hại nhiều cây trồng vật nuôi với giá trị bạc triệu, bạc tỷ. Sản xuất nông nghiệp thường bấp bênh về sản lượng và chất lượng.
Cuộc sống khó khăn, một bộ phận nông dân nhận thức còn hạn chế, bảo thủ, ăn xổi, chưa biết khai thác nguồn lợi quý giá từ rừng, biển và đất khoa học, bền vững; tự gây thiệt hại cho mình, như xả thải ô nhiễm môi trường, bắt đất làmviệc liên tục đến mức bạc màu, tận diệt thủy sản, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật…
Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc khuyến cáo Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có nhiều hàng hóa bị cảnh báo nhất tại thị trường này. Các vi phạm chủ yếu liên quan đến phụ gia vượt mức, nhiều nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh và tem nhãn không đáp ứng yêu cầu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế, cải thiện hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc để đáp ứng thị trường ngày càng khắt khe.
Người nông dân cần nâng cao ý thức về tuân thủ kỹ thuật canh tác của các nhà khoa học, các lão nông có nhiều kinh nghiệm, xây dựng ý thức làm ăn lớn, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) tiếp tục diễn ra sôi nổi, được triển khai rộng rãi đã mang lại sinh lực mới cho “tam nông” nước nhà. Nông nghiệp phát triển là nhờ quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có hệ thống giao thông nội đồng thủy lợi; điện cơ bản đáp ứng sản xuất.
Hệ thống logistics ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Công nghệ chế biến nông sản tiếp tục phát triển, có nhiều chuyển biến toàn diện làm gia tăng giá trị công nghiệp chế biến thực phẩm duy trì ở mức trên 5%.
Có Nông thôn mới người nông dân đã hình thành tư duy mới, cách nghĩ, cách làm mới trong sản xuất, kinh doanh, làm ra nhiều sản phẩm chất lượng ngày càng cao phục vụthị trường trong nước và quốc tế. Thành tựu nổi bật là phá thế độc canh cây lúa, thay thế cây trồng kết hợp vật nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, diễn biến thời tiết khí hậu mang tính riêng biệt từng vùng, miền, địa bàn.
Phát huy thế mạnh Việt Nam có độ phủ rừng cao (1,4 triệu ha, tỷ lệ che phủ 42%); rừng tự nhiên hơn 10 ha, rừng trồng 4, 5 triệu ha, 25 triệu người sống dựa vào rừng đểnâng cao chất lượng rừng tự nhiên, được coi là “vũ khí chiến lược” của nông, lâm nghiệp, mang lại lợi ích, nguồn lợi kinh tế cho nông dân từ bán tín chỉ carbon.
Xây dựng nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, triệt để khai thác công nghệ, số hóa đã bắt đầu trở thành triết lý thẩm thấu vào suy nghĩ và hành động của từng người nông dân. Nông dân đã ý thức và tích lũy nhiều kinh nghiệm để đa dạng cây trồng, vật nuôi dựa theo thế mạnh vốn có, trong đó của môi trường tự nhiên, thời tiết khí hậu. Khai thác những sản vật địa phương vốn lâu nay bị lãng quên: Khoai lang, dong riềng, con tôm ôm cây lúa, kết hợp phát triển nông thôn với du lịch; triển khai thành công nhiều khu du lịch sinh thái để khách du lịch được trải nghiệm thường xuyên trong môi trường thiên nhiên trong sạch, thưởng thức đặc sản vùng miền, địa phương.
Tăng cường trồng rừng lấn biển. chống bão, khai thác sâu, chế biến tinh các sản phẩm từ nông nghiệp cần được chú trọng. Chính phủ đang chỉ đạo cả nước quyết liệt triển khai các dự án xây dựng hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên thôn xã. Điều này góp phần để rút ngắn khoảng cách địa lý và đời sống vật chất, tinh thần giữa nông thôn và thành thị, nhất là miền Tây, miền Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười những địa phương có hệ thống sông ngòi chằng chịt, giáp biển, vựa lúa, vùng thủy hải sản của cả nước.
Nhiều hội thảo, tọa đàm, giao lưu về chủ đề “tam nông” được tổ chức, trong đó thiết thực nhất là diễn đàn Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói; bộ, ban ngành, chuyên gia, doanh nghiệp thảo luận các chuyên đề khai thác sử dụng đất, xây dựng nền kinh tế Net Zezo; bàn thảo về luật đất đai, chống lãng phí, thay đổi tư duy kinh tế cho nông dân nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Báo chí, đồng hành cùng doanh nghiệp, nông dân xây dựng nền nông nghiệp bền vững theo hướng chuyển đổi xanh, xây dựng nông thôn xanh, sạch đẹp…
Thuận thiên là phải biết dựa vào thiên nhiên để sinh tồn. Song phải đủ ba yếu tố thiên thời, địa lợi nhân hòa mới mong thành tựu. Năm 2025, cần tập trung hơn cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, phát triển bền vững ngành nông nghiệp làm “trụ đỡ” cho nền kinh tế.
Thực hiện cho được kinh tế sinh thái, kinh tế nước ngọt, nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu; vận tải đa phương thức; số hóa nông thôn mới hình thành các vùngnông thôn thông minh, chuyển đổi số là chìa khóa phát triển bền vững.
Nhiều ngân hàng đang chuyển hướng về khu vực nông nghiệp, nông thôn thông qua việc mở hàng loạt chi nhánh cũng như tung ra các gói cho vay ưu đãi, thúc đẩy tiêu thụ nông sản Việt hiệu quả trên nền tảng số. Việc làm này là trợ lực cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững.
Năm giao thời của kỷ nguyên cũ và mới, năm cả nước thực hiện tinh gọn bộ máy công quyền từ trung ương đến địa phương, năm bản lề chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Khối lượng công việc rất nhiều, ngổnngang, việc ổn định tổ chức bộ máy cơ quan công quyền ở các tỉnh, thành rất quan trọng có quan hệ mật thiết đến hoạt động kinh tế. Nghị quyết “tam nông” của Đảng đang đi vào cuộc sống một cách hiệu quả. Xin thay lời kết bài viết bằng câu văn vần: “Gốc có vững cây mới bền. Xây dựng kinh tế trên nền tam nông”.
Văn Hùng