Vàng ruộm thủ phủ cam bù Hương Sơn
Mặc dầu cam bù Hương Sơn đã chín vàng rộm trên các sườn đồi nhưng người nông dân vẫn chưa hái vội cho đến khi sát Tết Âm lịch để có được giá tốt.
Mặc dù cam bù Hương Sơn đã chín vàng rộm trên các sườn đồi nhưng người nông dân vẫn chưa hái vội cho đến khi sát Tết Âm lịch để có được giá tốt. Loại quả đặc sản này thực sự là “đệ nhất cam” khi được trồng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Cam bù là đặc sản của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) và là loại quảlọt top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng của Việt Nam được công bố rộng rãi.Cây cam bù xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1972, do hợp tác xã Thạch Sơn trồng tại vùng núi Kim Nhan.Sau đó, cam bùtiếp tục được trồng và nhân giống rộng rãi, trở thành giống cây cho năng suất cao, giá trị kinh tế lớn với nhiều hộ gia đình.
Hiện nay, cam bù được trồng ở hầu hết các xã của huyện Hương Sơn nhưng trồng nhiều nhất ở các xã:Sơn Bằng, Sơn Trung, Kim Hoa, Sơn Phú, Sơn Hàm, Sơn Trường, Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Thọ. Vì thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán nên cam bù có giá trị rất cao và đem lại nguồn thu kinh tế lớn cho người dân địa phương.Cam bùđangtrở thành một phần không thể thiếu trong đời sống nhân dân, cũng như mê đắm bao thực khách mỗi khi nhắc đến huyện Hương Sơn.
Kể từ khi ra hoa đến thu hoạch là 12 tháng, cam chắt lọc tinh túy đất trời để cho ra hương vị đặc biệt.Cam bù Hương Sơn hình thức bên ngoài tròn trĩnh, lúc chín cam có màu sắc vàng rộm. Khi bóc quả cam ăn,chúng ta chỉ cầndùng ngón tay trỏ là bóc được cả quả cam nguyên vỏ, nguyên ruột. Những quả cam chín mọng, múi thường căng đầy mật, khi bóc phải hết sức nhẹ nhàng, không để múi cam bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến hương vị tinh khiết của loài quả đặc sản này.
Mặc dù vào những tháng cuối năm, cam bù đã bắt đầu chín nhưng mùa thu hoạchthực sựbắt đầu từ đầu tháng 12 Âm lịch và kéo dài đến qua Tết Nguyên Đán. Mỗi câycam bùcao khoảng 2m, cho chừng 100 quả, có cây gần 200 quả.Mỗi quả cam có trọng lượng trung bình mỗi quả từ 250-300g.Để cho quả không sà xuống mặt đất, người dân đã phải chống cọc tre xung quanh các cành cây. Tuổi thọ trung bình của mỗi cây là 10-15 năm, sau đó phải thay mới.
Vào cuối tháng 11 Âm lịch hàng năm, khu vực huyện miền núi Hương Sơnlại nhuộm sắc vàng rựcbởi cam bùvà cam chanh.Huyện Hương Sơn có diện tích trồng cam hơn 2.200 ha (gồm cam chanh và cam bù), trong đó cam bù chiếm hơn 1.000 ha. Cambù là loại cây đặc sản, được xem là loại cây phát triển chủ lực của huyện Hương Sơn, trong đó các địa phương trồng nhiều thuộc xã: Sơn Trường, Sơn Mai….Theo thống kê của UBND huyện Hương Sơn, năng suất năm nay ước đạt 152 tạ/ha, sản lượng ước trên 9.300 tấn, giá trị sản xuất khoảng 300 tỷ đồng.
Tại xã Sơn Trường - nơi được xem làthủ phủ cam bù của huyện Hương Sơn, hiệncó 760 hộ dân trồng cam, trên diện tích 430 ha, năng suất đạt khoảng 5.000-6.000 tấn/năm.Giá cam bù Hương Sơn thu mua tại vườn giao động từ 35.000 đồng/kg đến 60.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Đạttrú tại thôn 9, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơncho biết: “Hiện nay, gia đình tôi có hơn 300 gốc cam trồng trên diện tích gần 2 ha, bình quân tôi bỏ túi hơn 200 triệu đồng/năm sau khi trừchi phí.Năm nay, do dịch bệnh, giá cam chỉ dao động từ 20.000– 25.000đồng/kg.Cận kề Tết, giá lại càng cao do nhu cầu người tiêu dùng năm nay tăng mạnh”.
Xác định cam bù là cây chủ lực phát triển kinh tế địa phương, chính quyền đặc biệt quan tâm.Chính quyền địa phương đãvận độngngười dânsản xuất theo quy trình VietGAP, hiện nay đã có 15 tổ đủ điều kiện chứng nhận VietGAPnhằmhướng đến đưa cam bù Sơn Trường lêncácsàn giao dịch điện tử,nhằm chủ động đầu rachobà con được ổn định hơn.
Ông Trần Văn Niềm - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường cho hay: "Cam bù đã giúp bà con trong xã có nguồn thu nhập ổn định, có khoảng hơn 200 hộ trồng cam cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Đặc biệt, có những hộ gia đình năng suất cam đạt 20-25 tấn/năm, thu về hơn 700 triệu đồng/năm".
Trao đổi với PV,ông Phan Văn Khanh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn, cho biết: "Cam bù là loại cây đặc sản, mang lại nguồn thu nhập tốt cho bà con. Đây là loại câychỉ phát triển tốt, cho chất lượng cao trên đất Hương Sơn, các vùng đất kháckhông đạt được năng suất và chất lượng như khi trồng trên đất Hương Sơn.Những nơi trồng được cam bù, bà con đều có thu nhập tốt hơn những vùng khác.Cam bù không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo màcòn giúp nông dân ở đây đổi đời".
Phan Quý