0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 01/03/2023 07:56 (GMT+7)

“Ứng viên” chủ đầu tư dự án Green City: Hiệu quả sử dụng vốn yếu kém, cầm cố siêu xe

Theo dõi KT&TD trên

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Lạc Hồng Phúc đang rộng cửa trở thành chủ đầu tư dự án Green City tại Hưng Yên. Tuy nhiên, bức tranh tài chính Lạc Hồng Phúc cho thấy có hiệu quả sử dụng vốn rất kém, phải cầm cố nhiều ôtô từ Land Rover tới Maybach.

UBND tỉnh Hưng Yên vừa có quyết định công nhận Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Lạc Hồng Phúc (Công ty Lạc Hồng Phúc) là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký và đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở liền kề để bán đô thị xanh (dự án Green City) trên địa bàn phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

“Ứng viên” chủ đầu tư dự án Green City: Hiệu quả sử dụng vốn yếu kém, cầm cố siêu xe
Phối cảnh dự án khu đô thị Lạc Hồng Phúc tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Dự án có tổng diện tích hơn 89.210 m2, tổng mức đầu tư hơn 935 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 1.400 người với 312 căn nhà ở liền kề, 38 căn biệt thự và xây dựng khu dịch vụ thương mại có diện tích khoảng 8.433 m2. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, thời gian đầu tư và hoàn thành dự án là 3 năm.

Cổ đông sáng lập có nhiều “phốt”

Công ty Lạc Hồng Phúc thành lập ngày 18/7/2016 tại đường Nguyễn Bình, phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Thúy Nga. Ngành nghề chính của công ty là “Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác”.

Ở thời điểm thành lập, công ty có vốn điều lệ 125 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hải Đăng Hưng Yên (sở hữu 0,1% vốn), Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng (sở hữu 0,1% vốn) và Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Phúc Thành (sở hữu 99,8% vốn). Người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc là bà Phạm Thị Nhật.

Tới ngày 2/5/2019, vốn điều lệ công ty tăng lên 300 tỷ đồng. Từ ngày 10/12/2020, vốn điều lệ một lần nữa tăng vọt lên 600 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông không được tiết lộ. Tuy nhiên, nhìn vào danh sách cổ đông sáng lập, có thể thấy các đơn vị không ít thì nhiều đều dính “phốt”.

Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng được xem là “ông trùm” bất động sản Vĩnh Phúc, đặc biệt là Tam Đảo. Tuy nhiên, tại trung tâm du lịch này, nhiều dự án của Đầu tư Lạc Hồng đã bị chỉ ra không ít sai phạm.

UBND thị trấn Tam Đảo từng khẳng định đã lập rất nhiều biên bản vi phạm, như vi phạm vượt quá mật độ xây dựng cho phép. Bên cạnh đó công ty còn vướng bê bối “thi công trước, xin cấp giấy phép sau”.

Còn tại Hà Nội, năm 2018, tại dự án tổ hợp chung cư cao cấp N01 T5, quận Bắc Từ Liêm, công ty bị tố vi phạm hợp đồng, tự ý điều chỉnh, cắt bớt hạng mục cửa thang máy, không thông báo đến khách hàng.

Còn với cổ đông chiếm ưu thế, năm 2020, Công ty Đầu tư đô thị Phúc Thành bị tố tổ chức thi công hạ tầng kỹ thuật dự án Khu nhà ở Phúc Thành có quy mô gần 7ha giữa trung tâm thị xã Mỹ Hào dù chưa được nhà nước giao đất.

Hiệu quả sử dụng vốn yếu kém, cầm cố siêu xe

Hai cổ đông nhiều “phốt” Đầu tư Lạc Hồng và Phúc Thành đã bắt tay thành lập nên công ty Lạc Hồng Phúc. Lạc Hồng Phúc đang rộng cửa làm chủ đầu tư dự án Green City. Trước Green City, công ty này cũng đã triển khai dự án Khu nhà ở công nhân, nhà ở thương mại Lạc Hồng - Phố Nối.

Ban đầu, UBND tỉnh Hưng Yên cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 17/QĐ-UBND cho công ty con của Công ty Lạc Hồng là Công ty TNHH đầu tư Lạc Hồng Hưng Yên làm đơn vị triển khai dự án trong năm 2016.

Tuy nhiên, Công ty Lạc Hồng chuyển nhượng dự án cho Công ty Phúc Thành. Hai bên lập ra pháp nhân mới Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Lạc Hồng Phúc. Lạc Hồng Phúc trở thành chủ đầu tư dự án này.

Dù đã có trong tay dự án này nhưng bức tranh tài chính của Lạc Hồng Phúc vẫn kém lạc quan. Trong 5 năm gần đây (2017-2021), doanh thu của công ty khá bấp bênh, chỉ đạt 141 tỷ đồng (năm 2017), 166 tỷ đồng (năm 2018), 75,2 tỷ đồng (năm 2019), 150 tỷ đồng (năm 2020) và 104 tỷ đồng (năm 2021).

Doanh thu trăm tỷ mỗi năm nhưng lợi nhuận của công ty lại vô cùng khiêm tốn, chỉ là 3,1 tỷ đồng (năm 2017), 110 triệu đồng (năm 2018), 1,1 tỷ đồng (năm 2020) và 362 triệu đồng (năm 2021). Năm 2019 công ty thậm chí còn lỗ 4,2 tỷ đồng.

Có thể thấy, hiệu quả sử dụng vốn tại Lạc Hồng Phúc rất thấp. Năm 2021, dù vốn chủ sở hữu đạt 616 tỷ đồng nhưng công ty chỉ mang về lợi nhuận 362 triệu đồng. Trong khi vốn cao nhưng không hiệu quả, công ty lại tích cực đi vay. Tại ngày 31/12/2021, nợ phải trả của công ty đạt 326 tỷ đồng. Để có thể đi vay, công ty đã cầm cố nhiều siêu xe, trong đó có Maybach và Land Rover.

Nhi Nhi

Bạn đang đọc bài viết “Ứng viên” chủ đầu tư dự án Green City: Hiệu quả sử dụng vốn yếu kém, cầm cố siêu xe. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý thông tin báo nêu về các vướng mắc của doanh nghiệp do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chế biến sâu cà phê và xuất khẩu cá ngừ sang Đức gặp khó do thiếu nguyên liệu đầu vào.
DNNVV và áp lực 'chơi lớn' giữa thời kỳ cạnh tranh toàn cầu
Trong làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: họ không chỉ cạnh tranh với những đối thủ cùng tầm trong nước mà còn phải "đấu" với những gã khổng lồ đa quốc gia có nguồn lực tài chính và công nghệ vượt trội.
Thời điểm vàng cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, không chỉ thúc đẩy tiêu dùng mà còn tạo ra nhu cầu mạnh mẽ về các sản phẩm tài chính, đầu tư, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe.

Tin mới

Nghịch lý trong trải nghiệm cà phê chuỗi
Trong những tháng đầu năm 2025, thị trường chuỗi cà phê tại Việt Nam đã diễn ra vô cùng sôi động với hàng loạt các hoạt động truyền thông rầm rộ, đặc biệt là trong các dịp Lễ Tết lớn.
Phúc Long - sức hút từ chất lượng và hành trình bứt phá cùng Masan
Phúc Long, thương hiệu trà và cà phê thuần Việt đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong lòng khách hàng bởi những giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển độc đáo. Không chỉ nổi bật với hương vị đặc trưng, Phúc Long còn ghi điểm nhờ không gian trải nghiệm ấn tượng và tầm nhìn chiến lược dài hạn
Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động
Giá vàng hôm nay (26/7): Giá vàng miếng SJC đi ngang ở mức 119,7 triệu đồng/lượng mua vào và 121,7 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng và vàng thế giới giảm về quanh ngưỡng 3.338 USD/ounce.
Hơn 80.000 shop rời sàn thương mại điện tử
Theo thống kê từ các nền tảng thương mại điện tử, lượng nhà bán hàng hoạt động trên sàn trong nửa đầu năm 2025 đã giảm hơn 55.000 shop so với 6 tháng cuối năm 2024, và giảm tổng cộng hơn 80.000 gian hàng so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ngân hàng "chạy đua" bán bảo hiểm
Từ khi hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng bị siết chặt và dần suy giảm, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng chiến lược, trực tiếp tham gia thị trường bằng cách thành lập và nắm quyền kiểm soát các công ty bảo hiểm của riêng mình.