0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 12/11/2022 16:28 (GMT+7)

Tiền Giang: Đầu tư 460 tỉ đồng xây dựng cống ngăn mặn quy mô lớn

Theo dõi KT&TD trên

Cống ngăn mặn kênh Nguyễn Tấn Thành là công trình kiểm soát nguồn nước có quy mô lớn thứ 2 toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), chỉ sau Cái Lớn - Cái Bé.

Ngày 11/11, Cống ngăn mặn đã chính thức khởi công ở đầu kênh Nguyễn Tấn Thành, được thực hiện bởi Liên danh nhà thầu, bao gồm: Công ty cổ phần (CP) Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (TiCCO Tiền Giang); Công ty CP Xây dựng Trung Nam 18 E&C; Công ty CP Cơ khí và Xây lắp 276; Công ty CP Máy và Thiết bị Thuỷ lực; Công ty CP Cơ khí và Thiết bị An Hưng.

Được biết, cống đầu kênh Nguyễn Tấn Thành thuộc dự án thành phần số 1 của công trình kiểm soát nguồn nước kinh Nguyễn Tấn Thành - dự án công trình kiểm soát nguồn nước kinh Nguyễn Tấn Thành và bờ hữu sông Vàm Cỏ Tây, do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 làm chủ đầu tư với tổng nguồn kinh phí khoảng 460 tỉ đồng được chi từ ngân sách của nhà nước.

Công trình đang được triển khai thi công tại hai địa bàn xã Song Thuận và xã Bình Đức, (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), cách sông Tiền 420 m. Theo kế hoạch đã đề ra trước đó, công trình sẽ hoàn thành trong năm 2024 với phần cống có kết cấu bằng bê tông cốt thép, chiều rộng thông nước là 40 m; cửa van được làm bằng thép, đóng mở bằng loại xi lanh thủy lực.

Tiền Giang: Đầu tư 460 tỉ đồng xây dựng cống ngăn mặn quy mô lớn - Ảnh 1
Phối cảnh dự án công ngăn mặn kênh Nguyễn Tất Thành (tỉnh Tiền Giang)

Đặc biệt là phần âu thuyền sẽ có kết cấu làm bằng bê tông cốt thép, chiều rộng thông nước là 12 m; cửa van bằng thép, chiều cao trình ngưỡng âu -5,5 m.

Đây được xem là công trình kiểm soát nguồn nước có quy mô lớn thứ 2 vùng ĐBSCL (chỉ sau cống Cái Lớn - Cái Bé), riêng mặt ngang cửa cống rộng tương đương với cống Cái Lớn - Cái Bé. Ngoài các phần trên, còn có các hạng mục phụ trợ khác như: Nhà, đường quản lý, hệ thống quan trắc, giám sát tự động.

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang khảo sát trong thời gian qua, tổng lượng dòng chảy trong những tháng mùa khô năm 2022 - 2023 từ thượng nguồn sông Mê Công về hạ lưu và ĐBSCL có khả năng ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn từ 5 - 10% so với trung bình nhiều năm (TBNN).

Mùa mưa năm 2022 được dự báo kết thúc muộn, lượng mưa trong các tháng đầu mùa khô tại vùng ĐBSCL cao hơn TBNN, có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa trong mùa khô nên tình hình hạn.

Đặc biệt là xâm nhập mặn ở ĐBSCL khả năng ở mức tương đương mùa khô năm 2021 - 2022. Dự báo tháng 12/2022, ranh mặn 4,0 g/lít có khả năng xâm nhập ở mức 10 - 20km; tháng 01, 02/2023, ranh mặn 4,0 g/lít có khả năng xâm nhập ở mức 25 - 35km. Theo nhận định trên, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022 - 2023 khả năng ở mức xấp xỉ mùa khô năm 2021 - 2022.

Bên cạnh đó, với tình trạng xâm nhập mặn sâu trên sông Tiền, mỗi năm tỉnh Tiền Giang cũng phải chi hàng chục tỉ đồng cho công tác đắp đập thép tạm ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành (rộng 65 m, dài 19 km), sau mỗi mùa đập được tháo dỡ. Do đó, việc địa phương kiến nghị Trung ương đầu tư cống ngăn mặn ở thời điểm này để tiết kiệm chi phí cho khắc phục xâm nhập mặn là vô cùng thiết yếu.

Hứa hẹn khi cống đầu kênh Nguyễn Tấn Thành hoàn thành, tỉnh sẽ không còn phải xây đập tạm rất tốn kém, gây ô nhiễm nguồn nước bên trong như trước kia. Ngăn được tình trạng xâm nhập mặn, nâng cao công tác trữ nguồn nước ngọt, chống triều cường phục vụ, đảm bảo nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất của hàng chục nghìn hộ dân các tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp.

Giám đốc Ban Quản lý dự và Đầu tư xây dựng thủy lợi 10 - Bộ NNN&PTNT, ông Hà Đức Hạnh cho biết: “Công trình thi công theo hợp đồng là 24 tháng, nhưng liên danh Nhà thầu sẽ đẩy nhanh tiến độ rút ngắn lại thời gian chỉ còn 20 tháng, dự tháng 7/2024 sẽ hoàn thành đưa vào vận hành. Khi công trình thi công sớm nên tỉnh Tiền Giang không phải xây đập tạm như hàng năm, tiết kiệm gần 20 tỉ đồng”.

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang: Đầu tư 460 tỉ đồng xây dựng cống ngăn mặn quy mô lớn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiền điện tháng 6 tăng đột biến, EVN Hà Nội nói gì?
Theo EVNHANOI, ngoài việc nhiệt độ cao làm tăng tần suất sử dụng điện, thì việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 1279 có hiệu lực từ ngày 10/5 - với mức tăng 4,8%, là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao.

Tin mới

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng NƠXH, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Khúc bạch vải thiều: Khi món tráng miệng mùa vụ trở thành "ngôi sao" trên mạng xã hội hè 2025
Mỗi khi mùa hè đến, thị trường ẩm thực và đồ uống lại sôi động với sự lên ngôi của những món ăn, thức uống giúp giải nhiệt, mang đến cảm giác sảng khoái. Mùa hè năm 2025 cũng không ngoại lệ, và "ngôi sao" đang chiếm trọn sự chú ý của cộng đồng những người yêu ẩm thực chính là món khúc bạch vải thiều
Tiền điện tháng 6 tăng đột biến, EVN Hà Nội nói gì?
Theo EVNHANOI, ngoài việc nhiệt độ cao làm tăng tần suất sử dụng điện, thì việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 1279 có hiệu lực từ ngày 10/5 - với mức tăng 4,8%, là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao.