0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 10/02/2025 14:14 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp có thể làm gì cho đất nước hãy đăng ký và đề xuất

Theo dõi KT&TD trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị trong các việc lớn của đất nước, các doanh nghiệp xem có thể làm được gì thì đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm.

Sáng 10/2, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, 26 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nhà nước và tư nhân.

Chính phủ rất chia sẻ với các doanh nghiệp trước các khó khăn

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, giai đoạn 2021-2025 là giai đoạn khó khăn với đại dịch Covid-19 hoành hành, chiến tranh, xung đột trên thế giới làm đứt gãy chuỗi cung ứng; riêng trong năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) gây hậu quả nghiêm trọng… đã tác động đến tình hình đất nước.

Theo Thủ tướng, ngay từ đầu năm 2025, thế giới đã xuất hiện những khó khăn, những diễn biến mới phức tạp nên các doanh nghiệp cần luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khi lúc nào cũng có khó khăn xuất hiện. Thủ tướng khẳng định, trong thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn.

Thủ tướng: Doanh nghiệp có thể làm gì cho đất nước hãy đăng ký và đề xuất - Ảnh 1.
Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp vào sáng nay (10/2).

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Chính phủ rất chia sẻ với các doanh nghiệp trước các khó khăn và xác định luôn đồng hành, cùng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các vướng mắc về thể chế đang là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" nhưng cũng là "đột phá của đột phá".

Thủ tướng nêu rõ, năm 2025 này, một điểm mới là Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng tất cả các địa phương, bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp nhà nước, các lĩnh vực.

"Nếu cứ tăng trưởng "bình bình" thì không thể đạt được 2 mục tiêu phát triển 100 năm", Thủ tướng nêu rõ.

Trung ương đã ban hành Kết luận 123 với yêu cầu tăng trưởng GDP ít nhất 8% năm 2025 để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế cho những năm tiếp theo phải đạt tăng trưởng 2 con số. Theo Thủ tướng, để thực hiện điều này rất cần sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Giải pháp để tăng trưởng 2 con số?

Thủ tướng cho biết, Chính phủ có kế hoạch gặp gỡ với các ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp FDI để chia sẻ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, góp ý cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp về những việc phải làm trước mắt và trong tương lai để tiếp tục phát triển.

Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải tiếp tục rà soát, hằng tháng báo cáo những vướng mắc về thể chế để báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi; như vấn đề miễn thuế trước bạ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô, miễn thuế VAT cho doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế, phí, lệ phí; giải quyết các vấn đề liên quan quy hoạch, đất đai, thủ tục, giấy phép…

"Điều này rất cần có sự đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp. Thời gian qua, các luật, các quy định mới liên quan đất đai, môi trường được ban hành đều có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng: Doanh nghiệp có thể làm gì cho đất nước hãy đăng ký và đề xuất - Ảnh 2.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ các doanh nghiệp.

Thủ tướng đặt vấn đề cần những giải pháp gì để đất nước tăng trưởng 2 con số như các địa phương, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, doanh nghiệp FDI phải đồng bộ tăng trưởng; phân tích kỹ, đánh giá ứng phó tình hình hiện nay như thế nào khi có kịch bản xấu xảy ra?

Bày tỏ ngưỡng mộ, khâm phục, đánh giá cao những nỗ lực vươn lên, thành quả đạt được của các doanh nghiệp tư nhân, Thủ tướng đề nghị: "Trong các việc lớn nói trên của đất nước, các doanh nghiệp xem có thể làm được gì thì đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm, miễn là không tư lợi, phòng chống tham nhũng, tiêu cực".

Người đứng đầu Chính phủ lấy ví dụ, vừa qua đã đề nghị Tập đoàn Trường Hải (Thaco) nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất toa tàu và tiến tới sản xuất đầu máy cho đường sắt tốc độ cao; Tập đoàn Hòa Phát làm ray đường sắt tốc độ cao; Tập đoàn FPT tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, thiết kế chip bán dẫn…

Nhận định tình hình có nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều thời cơ và thuận lợi, Thủ tướng mong lãnh đạo các doanh nghiệp từ thực tiễn, kinh nghiệm, thành công, với đam mê, nhiệt huyết, tinh thần cống hiến, mạnh dạn đóng góp ý kiến với tinh thần chân thành, thẳng thắn, tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì Tổ quốc, vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Chính phủ: Doanh nghiệp có thể làm gì cho đất nước hãy đăng ký và đề xuất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Golden Gate và tham vọng chiếm lĩnh thị trường đồ uống
Golden Gate, một "đế chế" hùng mạnh trong ngành ẩm thực (F&B) Việt Nam, với hàng loạt thương hiệu nhà hàng lẩu, nướng, món Á nổi tiếng, dường như vẫn đang loay hoay tìm kiếm chỗ đứng trong thị trường đồ uống đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần cạnh tranh.
SHB và những dấu ấn trong việc thực thi ESG
Trên hành trình chinh phục mục tiêu trở thành ngân hàng Top 1 về hiệu quả, SHB kiên tâm với định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin mới

Khám phá 5 món best seller trong menu Phê La
Khám phá 5 món best seller tại Phê La – nơi trà ô long gặp gỡ những biến tấu tinh tế. Từ Trà Sữa Ô Long béo ngậy, Tấm Phê La đậm đà đến Lụa Đào dịu nhẹ, mỗi ly trà đều mang hương vị đặc trưng. Đừng bỏ lỡ những gợi ý hấp dẫn này!
Phát hiện 72 website giả mạo, lừa đảo trên không gian mạng trong tháng 1/2025
Thời gian qua, nhiều trường hợp lừa đảo trên không gian mạng đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, số liệu từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, vấn nạn lừa đảo trên không gian mạng vẫn đang có dấu hiệu tăng mạnh.
Bao bì ấn tượng: Chiến lược lên kệ thành công của các thương hiệu đồ uống
Trong ngành đồ uống, nơi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bao bì không chỉ đơn thuần là lớp vỏ bảo vệ sản phẩm mà còn là vũ khí giúp thương hiệu chiếm lĩnh kệ trưng bày. Một thiết kế ấn tượng có thể biến một sản phẩm bình thường thành lựa chọn hàng đầu, thu hút ánh nhìn ngay từ giây đầu tiên.
Chiều nay (21/2) vàng thế giới và trong nước đều quay đầu giảm
Sau 5 phiên liên tục tăng và lập các “đỉnh mới”, giá vàng cả thế giới và trong nước quay đầu giảm. Hiện tại, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 89,7 - 92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 300 nghìn đồng/lượng.