0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 17/06/2023 09:46 (GMT+7)

Thu phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư như thế nào?

Theo dõi KT&TD trên

Vừa qua, các Ban quản trị khu đô thị Vinhomes Central Park đã có văn bản đề nghị được hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về nhà ở liên quan đến việc thu phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

Thu phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư như thế nào?
Thu phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do các bên tự thỏa thuận (Ảnh minh họa: Internet)

Theo đó, các Ban quản trị có hỏi về việc thu phí quản lý vận hành nhà chung cư về tài khoản ngân hàng của Ban quản trị hay của đơn vị quản lý vận hành?

Về việc thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 105 của Luật Nhà ở 2014: “đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được thu kinh phí quản lý vận hành của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư theo mức giá quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 106 của Luật này; đối với nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý vận hành được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 106 của Luật này”.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 30 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư (Thông tư số 02/2016/TT-BXD) quy định: “đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư xác định cụ thể và thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư của các chủ sở hữu, người sử dụng trên cơ sở mức giá được xác định theo quy định”.

Như vậy, theo pháp luật về nhà ở thì đơn vị quản lý vận hành có quyền thu tiền phí dịch vụ từ các chủ sở hữu căn hộ chung cư.

Đơi với tài khoản thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư thì theo khoản 1 Điều 29 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD (được sửa đổi tại khoản 10 Điều 3 của Thông tư số 28/2016/TT-BXD ngày 15/12/2026) có quy định: “Việc quản lý vận hành nhà chung cư phải được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư ký giữa đơn vị quản lý vận hành và Ban quản trị nhà chung cư. Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do các bên ký kết phải có các nội dung chính quy định tại khoản 2 Điều này và được lập theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quy chế này”.

Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 4 của Phụ lục số 02 về mẫu Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư có nội dung Bên B (đơn vị quản lý vận hành) thực hiện thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư thông qua phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (do các bên thỏa thuận).

Theo các quy định pháp luật về nhà ở như hướng dẫn trên thì việc đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có quyền thu phí dịch vụ từ chủ sở hữu căn hộ chung cư với phương thức do các bên thỏa thuận. Nếu thu theo hình thức chuyển khoản, thì số tài khoản nhận cũng sẽ được Ban quản trị và đơn vị quản lý vận hành tự thỏa thuận với nhau khi kí hợp đồng (theo đúng nguyên tắc về dân sự).

Bạn đang đọc bài viết Thu phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông nghiệp số – lối ra mới cho kinh tế Nông thôn
Ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nông nghiệp không còn là ngoại lệ. Khái niệm Nông nghiệp số đang nổi lên như một giải pháp đầy hứa hẹn, mở ra những con đường mới và mang lại sức sống cho kinh tế nông thôn Việt Nam.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.