0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 29/12/2023 17:59 (GMT+7)

Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quy hoạch phát triển điện mặt trời

Theo dõi KT&TD trên

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Trong đó, TTCP đã chỉ rõ những sai phạm về loạt vi phạm của Bộ Công thương trong thực hiện quy hoạch điện mặt trời.

Cụ thể, kết luận của TTCP cho biết, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện lực cấp tỉnh 114 đự án điện mặt trời với tổng công suất 4.166 MW có tiễn độ vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020; ngoài 14 dự án (870 MW) phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực của 04 tỉnh trước năm 2016, cập nhật sang giai đoạn 2016 – 2020 và 08 dự án (122 MW) đã được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực của 05 tỉnh như đã nêu trên, số còn lại 92 dự án với tổng công suất 3.194 MW phê duyệt bô sung riêng lẻ vào Quy hoạch phát triển điện lực của 23 tỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh xuất phát từ đề nghị của các chủ đầu tư, trong đó 15/23 tỉnh không quy hoạch đầu tư điện mặt trời trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh và không có quy hoạch điện mặt trời đến năm 2020 của 63 tỉnh, thành phố được lập, phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định, số 11/2017/QĐ-TTg.

Vì vậy theo TTCP, việc Bộ Công Thương phê duyệt 92 dự án với tổng công suất 3.194 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016 - 2020 là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch (không có quy hoạch), vi phạm khoản 1 Điều 4 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quy hoạch phát triển điện mặt trời - Ảnh 1
Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quy hoạch phát triển điện mặt trời.

TTCP cũng chỉ ra sai phạm khi Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời dưới 50 MW vào quy hoạch điện lực cấp tỉnh và trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh mà không phải lập quy hoạch điều chỉnh để làm căn cứ, cơ sở cho việc quản lý đầu tư theo đúng trình tự quy định, dẫn đến việc phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời không có căn cứ pháp lý về quy hoạch, không có tính tổng thể, không có cơ sở để quản lý, kiểm soát việc phê duyệt bổ sung, không phù hợp với quy hoạch điện VII điều chỉnh. Ngoài ra còn không đảm bảo cạnh tranh trong thu hút đầu tư, không dám đảm bảo minh bạch, nguy cơ phát sinh cơ chế xin – cho.

Kết luận thanh tra cũng nêu trong giai đoạn đến năm 2020, có 168 dự án điện mặt trời với tổng công suất 14.707 MW/850 MW (cao gấp 17,3 lần so với tổng công suất được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh không có căn cứ pháp lý về quy hoạch.

Đáng chú ý là Bộ Công thương đã phê duyệt riêng lẻ 137 dự án điện mặt trời với tổng công suất 9.366 MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016-2020; đến cuối năm 2020, tổng công suất nguồn điện mặt trời nối lưới đã đầu tư thực tế là 8642 MW, cao gấp 10,2 lần so với công suất đến năm 2020 được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh là (850W), thậm chí vượt công suất quy hoạch đến năm 2025 (4000 MW).

Ngoài ra, nguồn điện mặt trời mái nhà cũng được đầu tư nhanh với tổng công suất lớn (7.864 MW), nâng tổng công suất điện mặt trời lên thành 16.506 MW, cao gấp 19,42 lần so với tổng công suất phê duyệt tại quy hoạch điện VII điều chỉnh, dẫn đến cơ cấu công suất nguồn điện mặt trời theo quy hoạch đã tăng từ 1,4% lên 23,8%; ngoài ra còn có 6 dự án/phần dự án 452,62 MW) đã hoàn thành nhưng chưa đưa vào vận hành thương mại.

Theo TTCP, nguồn điện mặt trời phục thuộc vào thời tiết, tính ổn định thấp, do đó việc đầu tư nhiều điện mặt trời nối lưới, tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có phụ tải thấp, cần có phương án truyền tải để giải toả công suất, nhưng điện lưới đã không được đầu tư kịp thời, đồng bộ, dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, cơ cấu nguồn điện, vùng miền… gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện.

Những vi phạm nêu trên đã gây ra hậu quả cụ thể được thể hiện rõ tại Văn bản số 1701/EVN-TTĐ ngày 2/4/2019 của EVN khi tham gia ý kiến với Bộ Công Thương về Dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, trong đó thể hiện: Tổng kết kinh nghiệm thực hiện Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg cho thấy, tổng công suất đặt nguồn điện mặt trời dự kiến vận hành thương mại trước năm 2020 đã ký hợp đồng mua bán điện là 5088 MW vượt xa mục tiêu Quy hoạch điện VII điều chỉnh (850 MW).

Ngoài giá FIT trả cho chủ đầu tư, chi phí hệ thống tăng thêm ít nhất là 5,5 Cents/kWh (trong đó chi phí truyền tải và phân phối đối với nguồn điện mặt trời khoảng 1230 đồng/kWWh, tương đương 5,2 Cents/kWh; chi phí dịch vụ hệ thống liên quan đến nguồn dự phòng do nguồn điện mặt trời tính ổn định thấp khoảng 1,3 Cents/kWh).

Đáng chú ý là không đồng bộ giữa việc bổ sung quy hoạch từng dự án, không có quy hoạch tổng thể và không đồng bộ với lưới điện đi kèm – với tiến độ xây dựng các công trình lưới điện từ 3-5 năm, chậm hơn nhiều so với tiến độ vận hành của điện mặt trời, dẫn tới khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện, có khả năng gây quá tải cục bộ và trên diện rộng khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, buộc các nhà máy điện phải giảm phát. Từ tổng kết kinh nghiệm thực hiện cơ chế giá FIT đến nay, Tập đoàn Điện lực kiến nghị không khuyến khích đầu tư các dự án điện mặt trời bằng mọi giá, việc khuyến khích đầu tư các dự án điện mặt trời phải đồng bộ với lưới truyền trải và phân phối.

Kết luận của TTCP nêu rõ: Trách nhiệm chính đối vỡi những khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc về Bộ Công Thương, ngoài ra còn có trách nhiệm liên quan của UBND các tỉnh trong việc đề xuất đầu tư dự án.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quy hoạch phát triển điện mặt trời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Căn cứ xác định hành vi gian lận trong đấu thầu
Đơn vị của ông Nguyễn Gia Luyến (Bắc Ninh) là chủ đầu tư một dự án liên quan đến giao thông, hạ tầng kỹ thuật và đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp với phương thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ (phát hành E-HSMT trước ngày 1/1/2024).
Hải Dương: Khu công nghiệp Cộng Hòa ngập nặng
Do ảnh hưởng của bão số 3, Khu công nghiệp Cộng Hòa ở thành phố Chí Linh (Hải Dương) bị ngập nặng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp.
Bắt quả tang 1 thẩm phán nhận hối lộ
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa bắt quả tang một thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) về hành vi nhận hối lộ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).