0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 22/07/2024 09:15 (GMT+7)

Thanh Hóa: Gần 2.000 doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn

Theo dõi KT&TD trên

Số doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa là 1.919 doanh nghiệp, đạt 64% kế hoạch và tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023, đứng đầu Bắc Trung Bộ, xếp thứ 7 cả nước.

Thanh Hóa đứng đầu Bắc Trung Bộ, xếp thứ 7 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2024
Thanh Hóa đứng đầu Bắc Trung Bộ, xếp thứ 7 cả nước về số doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2024

Trong 7 tháng năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa là 1.919 doanh nghiệp, đạt 64% kế hoạch và tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023; tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 15.371,7 tỉ đồng (tăng 50,1%); vốn điều lệ đăng ký bình quân đạt 8 tỉ đồng/doanh nghiệp (tăng 21,2%); tổng số lao động của các doanh nghiệp khoảng 14.600 người. Số doanh nghiệp thành lập mới 7 tháng xếp thứ 7 cả nước và đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Trong đó, có 06 huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch năm 2024, gồm: Thường Xuân, Như Xuân (đều thành lập 20 doanh nghiệp, vượt 33,3%), Thiệu Hóa (61 doanh nghiệp, vượt 10,9%), Triệu Sơn (82 doanh nghiệp, vượt 9,3%), Nông Cống (66 doanh nghiệp, vượt 1,5%), Quan Sơn (10 doanh nghiệp, đạt 100%).

Có 09 địa phương đạt trên 70% kế hoạch, gồm: Bá Thước (18 doanh nghiệp, đạt 90%), Quảng Xương (78 doanh nghiệp, đạt 86,7%), Lang Chánh (08 doanh nghiệp, đạt 80%), Cẩm Thủy (31 doanh nghiệp, đạt 77,5%), Nga Sơn (38 doanh nghiệp, đạt 76%), Hà Trung (37 doanh nghiệp, đạt 74%), Thọ Xuân (107 doanh nghiệp, đạt 71,3%), thị xã Bỉm Sơn (57 doanh nghiệp, đạt 71,3%), Hoằng Hóa (81 doanh nghiệp, đạt 70,4%).

12 địa phương đạt dưới 70% kế hoạch, gồm: TP.Thanh Hóa (781 doanh nghiệp, đạt 53,1%), TP.Sầm Sơn (77 doanh nghiệp, đạt 53,1%), Đông Sơn (36 doanh nghiệp, đạt 60%), Vĩnh Lộc (26 doanh nghiệp, đạt 57,8%), Như Thanh (23 doanh nghiệp, đạt 57,5%), Mường Lát (01 doanh nghiệp, đạt 20%).

Có 13/17 lĩnh vực, ngành, nghề có số doanh nghiệp đăng ký tăng so với cùng kỳ, như: Vận tải, kho bãi tăng 86,2%; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy tăng 38,4%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 33,3%; kinh doanh bất động sản tăng 31,7%; khai khoáng tăng 28,6%...

Bên cạnh đó, 04/17 lĩnh vực, ngành, nghề có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ, gồm: Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 15,4%; giáo dục - đào tạo giảm 15,4%; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 7,1%; khoa học, công nghệ, tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác giảm 12,6%.

Trong 7 tháng năm 2024, các doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước 8.239,6 tỉ đồng, bằng 88,6% dự toán và tăng 17,3% so với cùng kỳ, trong đó: Thu từ doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý 837,9 tỉ đồng, đạt 50,5% dự toán, giảm 11% so với cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý 80,9 tỉ đồng, đạt 64,7% dự toán, tăng 8,9% so với cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp FDI 5.133,2 tỉ đồng, đạt 106,6% dự toán, tăng 25,2% so với cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp dân doanh 2.187,6 tỉ đồng, đạt 81% dự toán, tăng 14,7% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, do tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, việc tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh hạn chế, một số doanh nghiệp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động chất lượng cao… do vậy, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 21,3%, giải thể tăng 43,4%, thông báo giải thể tăng 98,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Hoài Thanh

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Gần 2.000 doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Skoda Việt Nam và PGBank nâng tầm quan hệ hợp tác
Vừa qua, tại Showroom Trải nghiệm Skoda (Số 2, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra buổi lễ bàn giao xe Skoda cho PGBank. Đây là sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Skoda Việt Nam và PGBank.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.

Tin mới

Vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong lĩnh vực thực phẩm?
Để có đủ điều kiện hoạt động sản xuất thực phẩm, các tổ chức cần phải có đầy đủ chứng nhận an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng. Do đó HACCP là một trong những hệ thống giúp doanh nghiệp đạt được những điều kiện và đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm.
Giá vàng tuần này được dự báo sẽ tăng mạnh
Thị trường vàng bước vào tuần mới với nhiều tín hiệu lạc quan, khi giới chuyên gia đồng loạt nhận định giá loại kim loại quý này sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, vàng đang trở thành lựa chọn toàn hàng đầu của nhà đầu tư.
Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.