Đúng như các chuyên gia dự báo, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của các ngân hàng tăng mạnh trong thời điểm cuối quý II/2023. Đặc biệt số nhà băng có tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng tiếp tục tăng.
Tại nhiều ngân hàng, số dư nợ xấu đã tăng vọt trong nửa đầu năm, giới chuyên gia cho hay, xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp diễn vì đây vẫn chưa phải mức đỉnh của nợ xấu. Theo đó, khi nói về những ngân hàng có nợ xấu tăng cao không thể không kể đến MB Bank.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, nếu không tạo điều kiện cho tín dụng thì sẽ khó có tăng trưởng. Nhưng ông cũng bày tỏ lo ngại, nếu “tháo” điều kiện tăng trưởng tín dụng thì nợ xấu tăng lên, khiến “cục máu đông” nợ xấu vừa mới tạm thời được xử lý lại quay trở lại.
Cuối quý 2/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) tăng vọt từ 2,88% hồi đầu năm lên 4,55%, vượt "ngưỡng trần" Ngân hàng Nhà nước cho phép là 3%. Kéo theo đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng là nguyên nhân lợi nhuận của ngân hàng này giảm 59% so với cùng kỳ.
Dù giá trị trái phiếu doanh nghiệp mà MBBank nắm giữ đã giảm song chưa có ngân hàng nào trở thành "đối thủ" của MB trong lĩnh vực này. Đáng chú ý, trong bối cảnh nợ xấu tăng mạnh, MB lại là ngân hàng chứng kiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu suy giảm mạnh nhất.
Nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2023 với kết quả kinh doanh không mấy khả quan so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hầu hết ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ quý II/2022. Điều này khiến nhiều ngân hàng buộc phải cắt giảm nhân sự.
Việc nợ xấu nhiều ngân hàng vẫn tăng mạnh trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, cho thấy thực trạng đầy lo lắng. Áp lực nợ xấu vẫn hiện hữu, đây là một bài toán khó cho các ngân hàng khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng.
TPBank ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 2 và 6 tháng đều suy giảm trong khi nợ xấu nhảy vọt 188% lên 3.912,7 tỷ đồng, gấp 2,8 lần đầu kỳ. Theo đánh giá của SSI Research, tỷ lệ NIM của nhà băng này đã chạm đáy trong nửa đầu năm và kỳ vọng phục hồi dần trong nửa cuối năm nay.
Thời gian qua, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nợ xấu các ngân hàng có xu hướng tăng trở lại. Trong khi các ngân hàng cho rằng hành lang pháp lý chưa thực sự bảo vệ quyền đòi nợ của họ.
Thanh tra Chính phủ đã kết luận về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu giai đoạn 2013 - 2017.
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu giai đoạn 2013 - 2017.
Theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới - ông Võ Đại Lược, ngành ngân hàng của Việt Nam đang đối mặt vấn đề lớn là nợ xấu. Nhiều ngân hàng đã gia tăng bán đấu giá các khoản nợ để thu hồi.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), một số doanh nghiệp cho biết họ đã hết nguồn lực, điều này dẫn đến ngân hàng gặp khó khi thu hồi các khoản nợ. Tỷ lệ nợ xấu thời gian tới sẽ tiếp tục tăng.
Theo báo cáo của NHNN, lũy kế từ tháng 8/2017 đến cuối tháng 1/2023, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 416 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42; trung bình khoảng 6,3 nghìn tỷ đồng/tháng.
Thông tư 02/2023/TT-NHNN (Thông tư 02) và Thông tư 03/2023/TT-NHNN (Thông tư 03) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là quyết sách mạnh, được doanh nghiệp, người dân và tổ chức tín dụng kỳ vọng.
Nam Á Bank đạt lợi nhuận sau thuế năm 2022 với 1.808 tỉ đồng, nhưng nợ có khả năng mất vốn chạm ngưỡng 1.320 tỉ đồng (tăng 221 tỉ đồng so với năm 2021).