Theo Bộ Xây dựng, các địa phương cần rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), bao gồm nhà ở lực lượng vũ trang nhân dân.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 10/7/2024 về việc tổ chức Hội nghị "Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực nhà ở xã hội, bến bãi đỗ xe, trên địa bàn Thành phố năm 2024".
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Thái Bình, mẫu số 03 xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở đối với các đối tượng quy định tại Khoản 5, 6, 7 Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BXD là không phù hợp.
Ông Nguyễn Ngọc Khải (Quảng Ninh) có câu hỏi liên quan đến việc có được thế chấp quyền sở hữu nhà ở xã hội để vay vốn hay không, gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhờ hướng dẫn giải đáp.
Thực hiện mục tiêu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới, UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch triển khai với 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Tại khoản 3 Điều 29 Luật Nhà ở năm 2023 giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung của chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh, đồng thời có nội dung quy định, khu vực dự kiến phát triển nhà ở phân theo đơn vị hành chính cấp huyện.
Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần và quy định hoán đổi quỹ đất 20% ở vị trí khác có giá trị tương đương để tăng nguồn cung và kéo giảm giá thành NƠXH.
Đây là nội dung quan trọng trong đề án phát triển nhà ở xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023 – 2030 nhằm thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.
Điều 127 Luật Nhà ở 2023 quy định về các trường hợp thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công, trong đó có quy định về các trường hợp bị thu hồi nhà ở xã hội.
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 1696/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Hiện nay, UBND tỉnh Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều giải pháp để thực hiện Đề án “Đầu tư ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.
Sau khi đạt đỉnh giai đoạn 2020 - 2021, giá căn hộ tại TP. HCM đã chững lại và đi ngang. Trái ngược, giá căn hộ tại Hà Nội vẫn liên tục leo thang và thiết lập mặt bằng giá mới.
Ngày 24/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Từng được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội nhưng đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng gần như vẫn “bất động”.
Ngay sau khi Chính phủ thông qua Đề nghị Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS 2023 có hiệu lực sớm thay vì ngày 01/01/2025, nhiều địa phương trên cả nước đã tích cực triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để thi hành luật.
Tính đến tháng 6/2024, cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) đã được triển khai, quy mô 418.200 căn. Tín hiệu tích cực từ các hành lang chính sách và pháp lý đang được đẩy mạnh trong thời gian tới, dự báo sẽ giúp nguồn cung NƠXH hồi phục, người dân dễ dàng tiếp cận nhà ở giá rẻ hơn.
Với việc nhiều dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội đang được đề xuất hoặc chuẩn bị triển khai, phân khúc này được dự báo sẽ bùng nổ nguồn cung trong thời gian tới, giải “cơn khát” nhà ở cho người dân Thủ đô.
Pháp luật về nhà ở quy định dự án ĐTXD nhà ở thương mại, KĐT có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng NƠXH