Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2023, sản lượng lúa cả nước đạt 43,4 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2022. Giá trị xuất khẩu gạo đã đạt kỷ lục với 4,78 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ.
Cục trưởng Cục Thủy sản cho biết, năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 9,22 triệu tấn, tương đương so với ước thực hiện năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 9,5 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước trong năm nay ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2022. Nhiều giải pháp đã được các ngành chức năng, địa phương đề xuất nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu cá tra trong thời gian tới.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Hà Tĩnh đều ghi nhận sự tăng trưởng khá trong những tháng gần đây. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,28 tỷ USD, tăng 60,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang đã đạt 3,7 tỷ USD, tăng 24,4% so cùng kỳ năm trước và đạt gần 95% chỉ tiêu cả năm.
Theo thống kê, 2 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện có sự đảo chiều về thứ hạng.
Rau quả, gạo đang trở thành ngôi sao sáng nhất trong mảng nông nghiệp, khi kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm. Trong khi nhiều ngành hàng gặp khó thì xuất khẩu gạo và rau quả đang tiếp tục băng băng về đích.
Nếu như cách đây vài năm, cụm từ "xanh hoá" được nhắc đến như một xu hướng sản xuất mới thì nay đã trở thành một yêu cầu bắt buộc với ngành dệt may. Chính sự thay đổi này đã tạo nên bước phát triển cho ngành dệt may - một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam.
6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt hơn 1,33 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2022. Năm 2023, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu Hà Tĩnh đề ra là 2 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippines tăng cả về lượng và kim ngạch. Việt Nam hiện là nhà cung cấp gạo lớn nhất của nước này trong 5 tháng đầu năm nay.
Ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 3% và mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 54 tỷ USD vào năm 2023, một năm được dự báo nhiều thách thức.
Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 3,62 triệu tấn, là một trong những mặt hàng hiếm hoi có kim ngạch xuất khẩu tăng trong bối cảnh khó khăn chung.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị diễn ra trên thế giới, song kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm của TP Hà Nội đạt 6,781 tỷ USD và nhập khẩu đạt 14,4 tỷ USD. Để đạt được kết quả trên có sự đóng góp một phần không nhỏ của thương mại điện tử.
Có chiều hướng tăng nhẹ trong tháng 5 nhưng tính chung 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu cả nước vẫn giảm sâu. Kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2023 của nước ta sang các thị trường chủ lực đều giảm, tuy nhiên mức độ tác động đến xuất khẩu từng ngành hàng có sự khác nhau.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu rau quả đạt hơn 1,97 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm. Với tốc độ tăng trưởng cao đạt 39% trong 5 tháng đầu năm, ngành rau quả kỳ vọng lập đỉnh mới về kim ngạch xuất khẩu năm 2023.
Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê, trong 5 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 260,8 tỷ USD, giảm 15,3% tương ứng giảm 47,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê, so với các sản phẩm thủy sản khác, xuất khẩu (XK) mực và bạch tuộc trong những tháng đầu năm 2023 giảm ít hơn và có xu hướng phục hồi tốt.
Để thực hiện thành công mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 55 tỷ USD, ngành nông nghiệp sẽ cần phải áp dụng nhiều giải pháp để trước mắt duy trì và sau đó mới đẩy mạnh được xuất khẩu khi các khó khăn khách quan dần qua đi.