0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 15/04/2025 06:06 (GMT+7)

Quản lý thị trường không phát hiện gần 600 loại sữa bột giả, Bộ Công thương nói gì?

Theo dõi KT&TD trên

Theo Bộ Công thương, bộ này không cấp phép và quản lý các loại sữa bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt.

Bộ Công thương không cấp phép và quản lý

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, hiện dư luận quan tâm về công tác quản lý thị trường các mặt hàng này.

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho hay, căn cứ theo Nghị định 15 năm 2018 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa được phân định rõ theo từng nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành.

Quản lý thị trường không phát hiện gần 600 loại sữa bột giả, Bộ Công thương nói gì? - Ảnh 1.
Lực lượng quản lý thị trường chỉ được kiểm tra mặt hàng sữa bổ sung vi chất dinh dưỡng khi phát hiện vi phạm.

Theo đó, Bộ Công thương có trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường, không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt. Các sản phẩm này hiện nay do Bộ Y tế quản lý.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương không có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc thành lập và đăng ký hoạt động của doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Do vậy, Bộ Công thương không thực hiện việc cấp phép và quản lý các sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group đang sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ hay hậu kiểm đối với hoạt động sản xuất và cung ứng sữa của 2 doanh nghiệp này.

Theo quy định hiện hành, Bộ Công thương chỉ có thể kiểm tra đối với các doanh nghiệp này khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Vì sao "con voi chui lọt lỗ kim"?

Nhìn nhận về việc một công ty hoạt động quy mô lớn, với số lượng lớn các dòng sản phẩm sữa và thực phẩm cung cấp ra thị trường, nhưng không bị phát hiện trong thời gian qua, ông Linh nhận định 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, giấy tờ kinh doanh đầy đủ đúng quy định pháp luật hiện hành để che đậy các vi phạm của sản phẩm mà chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm; và sản phẩm chưa có phản ánh vi phạm từ người tiêu dùng để có thể thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm.

Thứ hai, các doanh nghiệp chọn kinh doanh sản phẩm này không phân phối thông qua hệ thống siêu thị, đại lý chính thức hoặc chuỗi bán lẻ có kiểm soát, mà chủ yếu được tiêu thụ bằng hình thức tiếp thị và trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng thông qua việc trà trộn, trá hình vào các hội thảo chuyên ngành, các bệnh viện, phòng khám.

Thứ ba, các doanh nghiệp còn thuê một số người nổi tiếng, diễn viên điện ảnh, người mẫu có sức ảnh hưởng tới xã hội, cộng đồng mạng để quảng cáo và bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng qua các kênh quảng cáo trên mạng xã hội như YouTube, Facebook, Zalo... để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Từ vụ việc nêu trên, ông Linh cho biết, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ chỉ đạo sát sao các Chi cục Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối các sản phẩm sữa, đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Song song với công tác kiểm tra thực địa, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ tiếp tục thu thập phản ánh từ người tiêu dùng, đồng thời phối hợp liên ngành với ngành y tế (đối với chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm) và ngành nông nghiệp (đối với sữa nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp) để thiết lập giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng sữa giả, sữa không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.

Bộ Công thương đang rà soát, đánh giá toàn diện công tác quản lý lưu thông hàng hóa đối với mặt hàng sữa, tập trung vào việc nhận diện các lỗ hổng sau khâu phân phối.

Từ đó, đề xuất hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại, quảng cáo sai sự thật, và vi phạm an toàn thực phẩm.

Bạn đang đọc bài viết Quản lý thị trường không phát hiện gần 600 loại sữa bột giả, Bộ Công thương nói gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng
Sáng nay (16/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng. Tại một số doanh nghiệp, giá vàng miếng và vàng nhẫn đã lên mức kỷ lục 111 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Vàng miếng SJC chinh phục đỉnh cao mới
Giá vàng trong nước tăng giảm khó lường sáng nay (15/4), nhưng vàng miếng SJC bán ra thị trường vẫn nhích nhẹ để xác lập đỉnh cao mới là 107,7 triệu đồng/lượng.

Tin mới

Cùng thẻ Muadee chi tiêu thông minh, tận hưởng mùa hè đúng chất
Đôi khi, một kỳ nghỉ thiếu đi trọn vẹn không nằm ở điểm đến, mà ở một chiếc vali cũ kỹ, một chiếc điện thoại hao pin nhanh, hay đơn giản là không đủ “vũ khí công nghệ” để lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Đó là lúc thẻ trả góp Muadee by HDBank xuất hiện như một người bạn nhỏ xinh đầy “quyền năng”…
Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La
Công an thành phố Hà Nội đã triệu tập nhóm đối tượng có hành vi bảo kê vật liệu xây dựng tại Xuân La, Tây Hồ đến làm việc. Bước đầu, lực lượng chức năng xác định, ổ nhóm được mệnh danh là “Lợn rừng” này hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và nhận phá dỡ các công trình tại phường Xuân La
Giấc mơ nhà ở xã hội không xa vời
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đang vào cuộc quyết liệt để hoàn thành 100 nghìn căn nhà ở xã hội ngay trong năm nay và 1 triệu căn đến năm 2030.