0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 24/02/2023 07:39 (GMT+7)

Mười hai ngân hàng Việt Nam lọt top thế giới

Theo dõi KT&TD trên

Với 12 ngân hàng, Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng nhà băng lọt Top 500. Trong đó, chỉ có duy nhất Agribank giảm hạng từ 157 xuống 159; 10 ngân hàng khác tăng hạng; còn VIB lần đầu lọt vào danh sách này.

Công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance vừa công bố bảng xếp hạng 500 ngân hàng đứng đầu thế giới về giá trị thương hiệu năm 2023, trong đó, Việt Nam có 12 ngân hàng lọt vào bảng xếp hạng Banking 500 2023 với mức tăng trưởng tổng thể về giá trị thương hiệu lên tới 31,3% (hơn 2 tỷ USD) so với năm 2022.

Theo đó, 12 ngân hàng của Việt Nam lọt vào danh sách gồm: Vietcombank (137), Agribank (159), BIDV (161), Techcombank (163), VietinBank (171), VPBank (173), MB (230), ACB (273), Sacombank (354), HDBank (400), SHB (420) và VIB (492).

Mười hai ngân hàng Việt Nam lọt top thế giới - Ảnh 1

Trong 12 ngân hàng này, chỉ có duy nhất Agribank giảm hạng từ 157 xuống 159; 10 ngân hàng khác tăng hạng; còn VIB lần đầu lọt vào danh sách này.

Vietcombank là ngân hàng Việt có vị trí cao nhất, sau đó là các "ông lớn" Agribank, BIDV, Techcombank và VietinBank. ACB là ngân hàng có thứ hạng tăng mạnh nhất đến 58 bậc.

HDBank đạt bước tiến lớn khi lọt vào Top 400 của bảng xếp hạng, tăng 30 bậc so với năm 2022. Được biết, năm vừa qua, ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với lãi trước thuế đạt mức kỷ lục gần 10.300 tỷ đồng. Ngân hàng cũng ghi nhận các chỉ tiêu ROAE đạt 23,5%, ROAA đạt 2,1% - nằm trong nhóm cao dẫn đầu toàn ngành.

Tân binh VIB năm 2022 cũng cùng với HDBank tham gia vào câu lạc bộ các ngân hàng lãi trên 10.000 tỷ với lãi trước thuế 10.581 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 32% so với năm 2021.

Với 12 ngân hàng, Việt Nam hiện đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng nhà băng lọt Top 500. Tiếp theo là Indonesia và Philippines cùng có 9 ngân hàng, Malaysia có 8 ngân hàng, Thái Lan với 6 ngân hàng và Singapore với 3 ngân hàng.

Nghiên cứu của Brand Finance chỉ ra rằng sự phục hồi và dự báo doanh thu là những yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng ấn tượng về giá trị thương hiệu. Về tổng quan, các thương hiệu ngân hàng Việt Nam ghi nhận sự cải thiện vượt bậc về hiệu quả kinh doanh trong năm 2022, được củng cố bởi tốc độ tăng trưởng tín dụng (gần 13%2) cũng như sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ với tăng trưởng GDP (đạt 8%) - cao nhất trong vòng 25 năm qua.

“Các thương hiệu ngân hàng Việt Nam đang nhanh chóng áp dụng ngân hàng số như một hoạt động kinh doanh chính và trở thành những thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực này. Nổi bật như Techcombank (giá trị thương hiệu tăng 46,7% lên 1,4 tỷ USD), là thương hiệu ngân hàng phát triển nhanh thứ hai Việt Nam theo nghiên cứu của Brand Finance".

"Họ đang sử dụng dịch vụ ngân hàng số và có sự tăng trưởng đáng kể của mảng ngân hàng bán lẻ. Kết hợp với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế của Việt Nam, có thể thấy các thương hiệu ngân hàng Việt Nam đang vươn lên và trở thành một trong những thương hiệu ngân hàng hoạt động tốt nhất thế giới năm 2022", ông Alex Haigh - Giám Đốc điều hành của Brand Finance khu vực Châu Á – Thái Bình Dương - cho biết.

Brand Finance nhận định rằng các thương hiệu ngân hàng Việt Nam đã sẵn sàng để đồng hành và hợp nhất trong một vài năm tới nhằm tăng cường tối đa hiệu quả và nâng cao sức mạnh thương hiệu bởi Việt Nam đang một số lượng lớn các ngân hàng có quy mô tương tự nhau.

"Nếu điều này có thể diễn ra, các thương hiệu sẽ đem lại những giá trị tối đa cho nhau trong quá trình hợp nhất", ông Alex nhấn mạnh.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Mười hai ngân hàng Việt Nam lọt top thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán chờ đợi bùng nổ về thanh khoản
Sau chuỗi tăng điểm mạnh, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn giằng co, thận trọng. Nhiều chuyên gia nhận định có thể sẽ xuất hiện vài phiên điều chỉnh kỹ thuật trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ mới và dòng tiền có dấu hiệu phân hóa.
Nhà đầu tư trẻ và cơn sốt đầu tư tài chính Online
Trong những năm gần đây, thế hệ Z và millennials đã tạo nên một làn sóng mới trong lĩnh vực đầu tư tài chính, với việc gia tăng mạnh mẽ số lượng nhà đầu tư trẻ tham gia vào các nền tảng giao dịch trực tuyến.

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.