0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 02/05/2025 06:00 (GMT+7)

Mảng bảo hiểm của các ngân hàng đang kinh doanh ra sao?

Theo dõi KT&TD trên

Mảng kinh doanh bảo hiểm của các ngân hàng đều ghi nhận mức tăng trưởng trở lại trong quý I/2025, sau một thời gian chững lại do ảnh hưởng từ thị trường và chính sách.

Kênh bảo hiểm các ngân hàng phục hồi

Trong quý I/2025, thu nhập từ mảng kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm của các ngân hàng có sự biến động rõ rệt. Ngân hàng MB tiếp tục dẫn đầu với doanh thu 2.099 tỷ đồng, tăng nhẹ 10,4% so với 1.901 tỷ đồng cùng kỳ năm 2024.

VPBank cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng gần 43%, đạt 1.138 tỷ đồng so với 796 tỷ đồng năm trước, đứng thứ hai về quy mô doanh thu trong mảng này.

Techcombank xếp thứ ba với 211 tỷ đồng, tăng 26,8% so với 166,5 tỷ đồng, trong khi VIB lại ghi nhận sự sụt giảm mạnh, chỉ đạt 77,6 tỷ đồng so với 121 tỷ đồng (-35,9%), đánh dấu một trong những mức giảm sâu nhất trong nhóm. TPBank thậm chí còn giảm mạnh hơn, từ 123 tỷ đồng còn 42,6 tỷ đồng, tương đương gần 65%.

Mảng bảo hiểm của các ngân hàng đang kinh doanh ra sao?- Ảnh 1.
Ngân hàng MB tiếp tục dẫn đầu mảng kinh doanh bảo hiểm trong các nhà băng. Ảnh: MB.

Ở nhóm quy mô nhỏ, SeABank ghi dấu ấn với mức tăng trưởng vượt bậc, từ 19 tỷ đồng lên 72,6 tỷ đồng (tăng gần 282%), cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ. KienlongBankPGBank cũng có sự tăng trưởng dù khiêm tốn hơn, lần lượt đạt 10,9 tỷ đồng và 5,7 tỷ đồng, tăng tương ứng 49,3% và 235% so với cùng kỳ.

Phần lớn mảng kinh doanh bảo hiểm của các ngân hàng đều ghi nhận mức tăng trưởng trở lại trong quý I/2025, sau một thời gian chững lại do ảnh hưởng từ thị trường và chính sách. Đà phục hồi này phản ánh xu hướng chung của ngành bảo hiểm, khi toàn thị trường cũng đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại trong những tháng đầu năm.

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, tổng doanh thu phí bảo hiểm trong quý I/2025 ước đạt 56.575 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Trong đó, mảng bảo hiểm nhân thọ ghi nhận doanh thu ước đạt 34.561 tỷ đồng, tăng 3,0%, đánh dấu lần đầu tiên tăng trưởng trở lại sau hai năm thị trường chững lại và từng có giai đoạn suy giảm. Bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục giữ đà tăng mạnh với doanh thu ước đạt 22.014 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ.

Chi trả quyền lợi bảo hiểm trong quý I đạt khoảng 18.581 tỷ đồng, giảm 8,9%, trong khi tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế lên tới 868.829 tỷ đồng, tăng 11,1%. Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 1.026.500 tỷ đồng, tăng 9,7%; tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đạt 689.384 tỷ đồng, tăng 12,1%.

Bước sang năm 2025, ngành bảo hiểm đặt mục tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt khoảng 239.636 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,05%. Riêng với khối bảo hiểm nhân thọ, mục tiêu là tăng 6,6% tổng tài sản và tăng 5,4% giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế.

Năm nay được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt quan trọng, mở ra giai đoạn phục hồi và tăng trưởng bền vững cho thị trường bảo hiểm, đặc biệt là mảng bảo hiểm nhân thọ.

Bảo hiểm vẫn hấp dẫn các ngân hàng

Theo phân tích từ Chứng khoán Vietcap, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm tại Việt Nam hiện vẫn còn thấp, cho thấy tiềm năng phát triển lớn trong lĩnh vực này. Trước bối cảnh đó, các ngân hàng được dự báo sẽ tiếp tục đẩy mạnh kênh bancassurance - bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng - thông qua việc kết hợp với các ưu đãi như giảm lãi suất vay, lãi gửi nhằm thu hút khách hàng mua bảo hiểm.

Tuy vậy, Vietcap cũng lưu ý rằng tốc độ phát triển của kênh này sẽ chậm hơn giai đoạn bùng nổ trong 10 năm qua và đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ hơn về mặt pháp lý.

Hiện tại, nhiều ngân hàng hiện không chỉ dừng lại ở hợp tác phân phối bảo hiểm, mà đang chủ động tham gia sâu hơn vào lĩnh vực này bằng cách thành lập công ty con. Mới đây, Đại hội đồng cổ đông thường niên của VPBank đã thông qua kế hoạch thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ với vốn điều lệ dự kiến 2.000 tỷ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cơ bản, bảo hiểm sức khỏe và liên kết chung.

Phó Chủ tịch HĐQT VPBank, ông Bùi Hải Quân cho biết việc sở hữu công ty bảo hiểm riêng sẽ giúp ngân hàng kiểm soát toàn diện từ sản phẩm, mô hình khai thác đến tệp khách hàng, thay vì phụ thuộc vào đối tác như trước đây.

Mảng bảo hiểm của các ngân hàng đang kinh doanh ra sao?- Ảnh 2.
Techcombank sẽ sớm ra mắt công ty bảo hiểm nhân thọ mang tên TCLife (Ảnh: Techcombank).

Tương tự, Techcombank cũng đang đẩy mạnh bước chuyển chiến lược trong lĩnh vực bảo hiểm. Sau khi chấm dứt hợp tác độc quyền với Manulife, ngân hàng này đã thành lập công ty bảo hiểm phi nhân thọ và đang triển khai các sản phẩm như bảo hiểm xe máy, ô tô...

Theo Tổng Giám đốc Jens Lottner, Techcombank sẽ sớm ra mắt công ty bảo hiểm nhân thọ mang tên TCLife với vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng, trong đó ngân hàng sở hữu 80%. Dự kiến đến cuối năm 2025, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của ngân hàng sẽ chính thức ra mắt, với mục tiêu nâng doanh thu bảo hiểm lên gấp 4 lần vào năm 2035, đạt 84.000 tỷ đồng.

Không chỉ VPBank hay Techcombank, nhiều ngân hàng lớn khác cũng đang gia tăng sự hiện diện trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Agribank hiện nắm giữ hơn 52% cổ phần tại ABIC; MB sở hữu gần 68,4% tại MIC; BIDV là cổ đông lớn tại BIC và đồng thời liên doanh với MetLife; VietinBank có Tổng Công ty Bảo hiểm VBI; SHB nắm giữ cổ phần tại BSH dù đã có đối tác nước ngoài.

Việc ngân hàng đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm không chỉ nhằm đa dạng hóa nguồn thu ngoài tín dụng, mà còn là một bước đi chiến lược để xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện, gia tăng tương tác và giá trị khai thác từ tập khách hàng hiện hữu.

Bạn đang đọc bài viết Mảng bảo hiểm của các ngân hàng đang kinh doanh ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay (28/4): Đồng USD lấy lại đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (28/4): Đồng USD hướng đến mức tăng tuần đầu tiên kể từ giữa tháng 3. Trong khi đó, chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,21%, đạt mức 99,59.

Tin mới

Top những xu hướng trà “gây bão” năm 2025
Năm 2025, trà không còn đơn thuần là thức uống – mà là phong cách sống. Từ Cold Brew mát lạnh đến Matcha thời thượng, Tea Shot tiện lợi hay trà làm đẹp dưỡng nhan, mỗi xu hướng đều phản chiếu khát vọng sống lành mạnh, cá tính và đầy cảm hứng của thế hệ mới.
Nông sản Việt trên bản đồ xuất khẩu: Vượt rào cản, nâng tầm thương hiệu
Trong những năm gần đây, nông sản Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu. Từ gạo thơm Việt Nam xuất hiện trên các kệ hàng cao cấp tại châu Âu đến các loại trái cây nhiệt đới chinh phục thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, nông sản Việt đang từng bước khẳng định vị thế.
Việt Nam nửa thế kỷ rạng rỡ vươn mình
Sau 50 năm đất nước thống nhất, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc về kinh tế - xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đây là nền tảng vững chắc để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới.
CẢNH BÁO Phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm Sibutramine
Ngày 29 tháng 4 năm 2025, Cục An toàn thực phẩm ban hành công văn số 944/ATTP-PCCTR gửi 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc về việc giám sát, thu hồi sản phẩm có chứa chất cấm. Theo đó, Phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm Sibutram