0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 21/10/2023 07:28 (GMT+7)

Lý giải nguyên nhân một số khu dân cư tại Hà Nội “khốn khổ” vì thiếu nước sạch

Theo dõi KT&TD trên

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, khả năng phân phối nước chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng tại các khu đô thị là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước cục bộ ở một số khu vực. Vấn đề thiếu nước sạch ở các khu đô thị vì thế cũng nóng trở lại.

Cuộc sống đảo lộn vì mất nước

Tính đến ngày 20/10 là ngày thứ 6, nhiều hộ dân tại khu đô thị Thanh Hà rơi vào cảnh mất nước, cuộc sống bị đảo lộn. Dưới tòa nhà, các cửa hàng cũng phải tạm thời đóng cửa vì không có nước. Nhiều người phải đi mua nước với giá cao để sử dụng nhưng cũng phải sử dụng rất tiết kiệm đến mức bát không dám rửa, tắm chỉ dám lấy khăn lau.

Ngoài ra khu vực cuối phố Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm, phường Trung Văn cũng gặp phải tình trạng mất nước trên. Ngoài ra khu vực dân cư ở quận Hoàng Mai và huyện Hoài Đức bị thiếu nước.

Trước tình hình trên, ngày 18/10 Sở Xây dựng Hà Nội đốc thúc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nước sạch Hà Đông phối hợp với Công ty cổ phần Nước mặt sông Đuống để điều tiết cấp nguồn cho Khu đô thị Thanh Hà. Lưu lượng truyền tải ghi nhận ghi nhận lúc 17 giờ ngày 18/10/2023 là khoảng 120m3/giờ (tương đương khoảng 2.880 m3/ngày đêm).

Lý giải nguyên nhân một số khu dân cư tại Hà Nội “khốn khổ” vì thiếu nước sạch - Ảnh 1
Nhiều nhà hảo tâm cung cấp nước sạch cho cư dân khu đô thị Thanh Hà. Ảnh: Nguyễn Trường.

Bên cạnh đó Sở Xây dựng đã có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 nâng cấp hệ thống trạm cấp nước cục bộ, đảm bảo nguồn nước cấp cho cư dân Thanh Hà đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn 2018 Bộ Y tế. Sở Xây dựng Hà Nội cũng đang yêu cầu các bên phối hợp đáp ứng sáng mai dồn cho KĐT Thanh Hà ít nhất được 2.800 - 3.000m3/ngày đêm.

Hiện tổng công suất cấp nước từ các nhà máy tập trung trên địa bàn thành phố đạt khoảng 1.530.000 m3/ngày đêm, cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước trong phạm vi cung cấp của hệ thống. Tuy nhiên khả năng phân phối nguồn nước chưa đồng bộ với nhu cầu sử dụng nước sạch tại các khu vực đô thị. Các quận như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Đống Đa, Hà Đông nên tình trạng thiếu nước cục bộ vẫn xảy ra.

Đồng thời khu vực cốt địa hình cao, những khu vực sử dụng nguồn nước mặt sông Đà cũng bị ảnh hưởng như Hoài Đức, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai,...

Nước sạch của thành phố hiện phụ thuộc vào các nhà máy nước mặt và nhiều năm nay chưa có thêm nhà máy mới nào. Trong khi đó việc thi công nhà máy lại không đảm bảo tiến bộ, đơn cử như dự án Nhà máy Nước mặt sông Hồng dự kiến hoạt động từ quý I/2021 nhưng đến vẫn chưa hoàn thành. UBND thành phố Hà Nội đã phải gia hạn cho phép dự án hoàn thành vào quý IV/2024.

Dự án cấp nước sông Đà giai đoạn II do Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung cấp nước sạch của thành phố.

Nguồn cung giảm nhưng cầu cứ thì cứ, nhiều năm qua khu đô thị mới liên tục mọc lên ở Hà Nội. Điều này kéo theo nguy cơ thiếu nước sạch cục bộ khi mỗi năm, số khách hàng đấu nối nước tăng thêm trên 6%. Giải pháp trước mắt, Sở Xây dựng yêu cầu các đơn vị cấp nước bảo đảm duy trì, vận hành tối đa công suất các nhà máy nước, trạm cấp nước. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện xử lý

Giải pháp trước mắt được Sở Xây dựng đưa ra, yêu cầu các đơn vị cấp nước bảo đảm duy trì, vận hành tối đa công suất các nhà máy nước, trạm cấp nước; phân bổ, điều tiết nguồn nước bảo đảm hài hòa giữa nguồn cấp và nhu cầu cũng như khả năng tiếp cận của từng khu vực. Đồng thời, thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện và sẵn sàng, kịp thời sửa chữa, khắc phục các sự cố rò rỉ, vỡ ống, đặc biệt là tuyến truyền dẫn nước sạch sông Đà số 1 hiện có.

Tuyên truyền, đề nghị người dân sử dụng tiết kiệm nước, tránh tích trữ nước để điều tiết cho các khu vực cuối nguồn, địa hình cao. Trong khi đó các chuyên gia đánh giá cần có những chính sách ưu đãi, giá nước tính đúng tính đủ và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các nhà đầu tư để thu hút doanh nghiệp giải bài toán thiếu nước.

Nỗi lo thiếu nước ở thành phố

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên nước lớn nhưng tình trạng thiếu nước sạch vẫn xảy ra, đặc biệt là ở đô thị. Không chỉ Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng đều không ít lần “than trời”.

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1566/QĐ-Ttg về Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước sạch giai đoạn 2016-2025 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95 - 100%. Tuy nhiên điều này khó có thể làm được vì hiện nay, tỷ lệ hộ dân được tiếp cận nước máy hiện nay chỉ chiếm khoảng 52%, đặc biệt, tỷ lệ này ở thành thị là 84,2%, trong khi đó, tại nông thôn chỉ đạt 34,8%.

Đến năm 2030, dự báo tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%, dân số đô thị đạt khoảng 46-47 triệu. Tỷ lệ cấp nước cho sinh hoạt đô thị chiếm khoảng 57-69%. Những dự báo trên càng làm cho thấy rõ một tương lai người dân sẽ sống trong cảnh mua từng chai chai nước để rửa bát với giá cao gấp 3 4 lần giá nhà nước càng rõ ràng. Hành động và vạch ra chiến lược xử lý tình trạng thiếu nước là yêu cầu hàng đầu với các khu đô thị để đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.

Lý giải nguyên nhân một số khu dân cư tại Hà Nội “khốn khổ” vì thiếu nước sạch - Ảnh 2
Cảnh "xin nước" xảy ra phổ biến ở các thành phố lớn.

Trước thực trạng trên, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, đặc biệt là các lưu vực phụ thuộc vào nguồn nước xả bổ sung từ các hồ thủy điện; cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.

Để hoàn thành những mục tiêu trên, Hà Nội sẽ thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp; trong đó có việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước; chủ động tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế, xã hội…

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước. Xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, tái sử dụng nước, bảo vệ môi trường nước.

Ông Hoàng Văn Bẩy, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) từng chia sẻ hầu hết các sông ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đều bị ô nhiễm. Mức ô nhiễm tăng cao vào mùa khô khi lượng nước chảy sông giảm. Không những ô nhiễm nước mặt mà còn đối mặt với các vấn đề như thuốc trừ sâu, nước mặn,...

Theo ông để giải quyết tình trạng này cần phải phải lâu dài và cấp bách. Đầu tiên là thực hiện song song các giải pháp căn bản là cải thiện chất lượng các nguồn nước, triển khai cơ chế đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hiệu quả các công trình cấp nước tập trung. Để đảm bảo nước cho người dân thì việc cần thiết đầu là bảo vệ nguồn nước, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.

Phạm Thu

Bạn đang đọc bài viết Lý giải nguyên nhân một số khu dân cư tại Hà Nội “khốn khổ” vì thiếu nước sạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Căn cứ xác định hành vi gian lận trong đấu thầu
Đơn vị của ông Nguyễn Gia Luyến (Bắc Ninh) là chủ đầu tư một dự án liên quan đến giao thông, hạ tầng kỹ thuật và đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp với phương thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ (phát hành E-HSMT trước ngày 1/1/2024).
Hải Dương: Khu công nghiệp Cộng Hòa ngập nặng
Do ảnh hưởng của bão số 3, Khu công nghiệp Cộng Hòa ở thành phố Chí Linh (Hải Dương) bị ngập nặng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp.
Bắt quả tang 1 thẩm phán nhận hối lộ
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa bắt quả tang một thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) về hành vi nhận hối lộ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).