0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 04/06/2024 09:26 (GMT+7)

Lừa đảo mạng tăng mạnh, ngân hàng tăng cường an toàn bảo mật trong từng giao dịch

Theo dõi KT&TD trên

Song song với sự phát triển nhanh của hoạt động thanh toán và công nghệ thanh toán. Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng tăng theo cấp số nhân đang đặt ngành ngân hàng trước nhiều thách thức mới, đặc biệt là trong xu thế ngân hàng mở (open banking) ngày càng phát triển.

Lừa đảo mạng tăng mạnh, ngân hàng tăng cường an toàn bảo mật trong từng giao dịch.  
Lừa đảo mạng tăng mạnh, ngân hàng tăng cường an toàn bảo mật trong từng giao dịch.

Nhằm tăng cường an toàn cho giao dịch thanh toán và chuyển tiền trực tuyến trong bối cảnh lừa đảo trên mạng ngày càng phức tạp và tinh vi, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo quyết định này, các tổ chức tín dụng, ngân hàng và ví điện tử phải áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến. ‏‏Cụ thể, các giao dịch chuyển tiền trực tuyến, nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng/lần; hoặc cộng dồn trên 20 triệu đồng/ngày; giao dịch thanh toán trên 100 triệu đồng (trên một lần hoặc trên một ngày); khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ hoặc thay đổi thiết bị mới đều phải xác thực bằng sinh trắc học khớp với dữ liệu trong thẻ CCCD gắn chip.

Cam kết đặt an toàn và bảo mật của người dùng lên hàng đầu, MoMo đã nhanh chóng triển khai các giải pháp tuân thủ Quyết định 2345/QĐ-NHNN, đồng thời ứng dụng công nghệ AI tiên tiến để giúp người dùng có thể cập nhật và xác thực sinh trắc học một cách đơn giản và thuận tiện. Ưu tiên hàng đầu của MoMo là mang lại cho người dùng trải nghiệm đơn giản, nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo an toàn, bảo mật và giúp bảo vệ tài sản cá nhân ở mức tối đa.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc NAPAS chỉ ra “chiêu” lừa đảo phổ biện hiện nay là kẻ gian thường đánh vào tâm lý, lòng tham hay nỗi sợ hãi để người dân thực hiện các giao dịch thanh toán thật và chuyển cho kẻ gian.

Do đó, để giải quyết tình trạng này thì bước đầu tiên cần phối hợp truyền thông, tuyên truyền để nêu cao sự cảnh giác. “Người dùng đôi lúc phải quyết định chậm một chút trước khi thực hiện thao tác chuyển tiền. Bởi từ khi NAPAS hợp tác với NHNN, hoạt động chuyển tiền rất nhanh. Các hệ thống không ai hack được cả, mà xuất phát từ người dùng”, ông Long lưu ý.

Về đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho hoạt động thanh toán, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán Lê Anh Dũng thông tin, ngành ngân hàng đã và đang tích cực phối hợp với Bộ Công an triển khai Đề án 06 ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ cho công tác làm sạch dữ liệu, xác minh thông tin khách hàng thông qua Căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID và hỗ trợ trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Đến nay đã có 60 tổ chức tín dụng đang triển khai ứng dụng Căn cước công dân gắn chip qua thiết bị tại quầy (25 tổ chức tín dụng đã triển khai chính thức); 48 tổ chức tín dụng đang triển khai qua ứng dụng di động (15 tổ chức tín dụng đã triển khai chính thức); 22 tổ chức tín dụng đang triển khai ứng dụng tài khoản VNeID;…

Dù vậy, ông Dũng cũng chia sẻ, bản thân hằng ngày vẫn nhận được email lừa đảo, dụ dỗ nhập thông tin, nên khách hàng cần cẩn thận. Theo ông, trong môi trường số luôn có kẻ gian xuất hiện, cần lưu ý trước những vấn đề gì lạ (link lạ, cuộc gọi lạ, lời nói hành động thúc giục…). “Dĩ bất biến ứng vạn biến” và “phụ thuộc vào sự đề kháng”, từ đó phòng chống lừa đảo tốt hơn.

Đối với vấn đề bảo mật, các chuyên gia đề cập đến việc người dùng Việt thường ưu tiên giải pháp dùng phần mềm miễn phí, nhưng loại phần mềm này lại đi kèm quảng cáo và không đảm bảo tính an toàn. thường sau khi có sự cố an ninh mạng do virus, người dùng Việt mua phần mềm Kasperky rất nhiều, nhưng sau đó vài tháng thì lại... như trước!

Lừa đảo mạng tăng mạnh, ngân hàng tăng cường an toàn bảo mật trong từng giao dịch - Ảnh 1

Hiện nay, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang được số hóa mạnh, với 90 - 98% lượng giao dịch của ngân hàng đều qua kênh số. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đang tích cực dịch chuyển mô hình kinh doanh từ “đóng” sang “mở”. Kết nối được mở rộng, hệ sinh thái phức tạp hơn, khách hàng và lượng giao dịch gia tăng… đặt ra nhiều thách thức với hoạt động quản lý và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán.

Niềm tin vào hệ thống ngân hàng rất quan trọng, do vậy, trong năm 2024, ngành ngân hàng đặt trọng tâm trong công tác thanh toán là đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống. Song đây là công việc không dễ và ngày càng phức tạp.

Theo đó, trước mắt, các ngân hàng phải tăng cường triển khai các biện pháp, giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin, ngăn ngừa hành vi sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng... cho mục đích bất hợp pháp. Bên cạnh đó, cần rà soát quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng, ví điện tử, ngăn ngừa nguy cơ lộ lọt thông tin, dữ liệu khách hàng. Sau nữa, cần tăng cường truyền thông tới khách hàng về các biện pháp bảo mật dữ liệu cá nhân, tránh rủi ro lộ lọt thông tin cá nhân khi thực hiện giao dịch trực tuyến.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, cần tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán để phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm. Đồng thời, cần tăng tốc triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) giữa Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước, từ đó làm sạch dữ liệu khách hàng, khai thác hiệu quả dữ liệu căn cước công dân gắn chip trong xác minh thông tin nhận biết khách hàng… đối với hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán/thẻ ngân hàng.

Đặc biệt, các cơ quan nhà nước, ngân hàng và các đơn vị cần chung tay chia sẻ thông tin an toàn, từ đó hình thành mạng lưới tin cậy để cùng hợp lực đối phó với những thách thức mới phát sinh trong quá trình chuyển đổi số.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Lừa đảo mạng tăng mạnh, ngân hàng tăng cường an toàn bảo mật trong từng giao dịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.