0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 03/01/2023 08:39 (GMT+7)

Kinh tế Việt Nam vượt qua các thách thức, đảm bảo an sinh xã hội

Theo dõi KT&TD trên

Thu ngân sách Nhà nước năm 2022 đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng, vượt dự toán gần 28%.

Thu ngân sách Nhà nước về đích sớm

Năm 2022, Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng, vượt dự toán gần 28%. Đây cũng là năm mà Quốc hội và Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhiều nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Số tiền giãn, giảm và miễn thuế, phí, lệ phí lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính.

Các địa phương trên cả nước lần đầu tiên tất cả đều hoàn thành dự toán thu, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng được bổ sung vào top thu ngân sách trên 100 nghìn tỷ đồng.

Kinh tế Việt Nam vượt qua các thách thức, đảm bảo an sinh xã hội - Ảnh 1
Thu ngân sách Nhà nước năm 2022 đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng, vượt dự toán gần 28%. (Ảnh minh họa)

Riêng Thanh Hóa, từ tỉnh kinh tế khó khăn, năm 2022 thu ngân sách đã trên 50,5 nghìn tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay khi vượt tới gần 80% dự toán được giao và tăng tới 34% so với năm trước.

Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng và qui mô nền kinh tế năm nay đạt cao nhất trong 12 năm qua đã tạo nền tảng cho thu ngân sách tăng trưởng ấn tượng.

Vượt thu gần 400 nghìn tỷ đồng là mức cao nhất từ trước đến nay không chỉ giúp ngân sách Nhà nước giảm áp lực bội chi, mà còn góp phần giảm tỷ trọng nợ công xuống dưới 41% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 40% GDP, thấp hơn nhiều mục tiêu 60% GDP do Quốc hội đặt ra.

Thu tăng mạnh còn giúp ngân sách Nhà nước thặng dư trên 220 nghìn tỷ đồng để làm nguồn chi đầu tư phát triển cho năm nay.

Ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay: "Cuối năm, Chính phủ, Thủ tướng đã phát động khởi công 12 tuyến cao tốc. Đây là những đường băng tạo đà cho kinh tế phát triển trong tương lai. Với nhiệm vụ được giao chúng tôi sẽ đáp ứng các khoản chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt phát triển hạ tầng, chuyển đổi số, an sinh xã hội và các vấn đề khác".

Dự báo kinh tế cả trong và ngoài nước năm 2023 tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi ngành tài chính có nhiều giải pháp giúp tăng thu và giảm chi ngân sách, qua đó góp phần cải thiện dư địa chính sách tài khóa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Vấn đề an sinh xã hội luôn ưu tiên đảm bảo

Song song với công tác phục hồi và phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách cho người có công; bảo đảm an sinh xã hội với các đối tượng chính sách, người nghèo, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đến nay gần 104,5 nghìn tỷ đồng đã được hỗ trợ tới hỗ trên 68,43 triệu lượt người lao động và hơn 1,41 triệu lượt người sử dụng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm.

Đồng thời Chính phủ luôn ưu tiên tập trung nguồn vốn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ở vùng đất ngập mặn xã Đông Hải, Duyên Hải, Trà Vinh, lúa không thể trồng, còn nuôi tôm vốn quá lớn với các hộ nghèo. Đang tính đi Bình Dương làm thuê thì anh Nguyên được hỗ trợ 10 con dê về nuôi. Chỉ sau 1 năm dê xuất chuồng gia đình anh đã thoát nghèo. Giờ chuồng dê của gia đình anh đã lớn gần 3 lần và mang lại thu nhập hơn 120 triệu/năm.

Các hộ nghèo, yếu thế luôn được ưu tiên bố trí các nguồn lực để thoát nghèo. Là người khuyết tật, anh Dũng (xã Nga Quán, Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) được hỗ trợ cây cảnh để chăm sóc và bán lấy tiền phụ giúp gia đình.

Còn chị Yến vợ anh được hỗ trợ hàng chục nghìn gốc quế giống để phủ xanh 5 ha đất đồi. Sau 5 năm nữa, vườn quế sẽ mang lại 3 tỷ đồng và hoàn toàn giúp gia đình chị thoát nghèo.

Chính phủ năm 2022 đã tập trung các nguồn lực hỗ trợ đã đưa tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3% và tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện khó khăn giảm từ 4 - 5%.

Luôn ưu tiên đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau là quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ với nguồn lực chi cho công tác giảm nghèo trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 lên tới trên 408.000 tỷ đồng.

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đánh giá: "Chúng tôi đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ trong năm vừa qua, nhất là quý II, khi đã tập trung vào việc giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, sinh hoạt người dân, qua đó giảm phần nào áp lực tăng giá".

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Việt Nam vượt qua các thách thức, đảm bảo an sinh xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.