0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 26/12/2024 10:17 (GMT+7)

Kiểm soát các giao dịch liên quan đến tiền ảo

Theo dõi KT&TD trên

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 139/CĐ-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.

Theo đó, tại Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoàn thành thực hiện việc định danh, xác thực thông tin khách hàng, kiên quyết loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng nâng cao hiệu quả phối hợp Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan trong công tác xác minh, phong tỏa tài khoản, tạm dừng giao dịch để kịp thời ngăn chặn việc rút, chuyển tiền có dấu hiệu vi phạm pháp luật; chủ động phát hiện, trao đổi, cung cấp cho cơ quan Công an thông tin về tài khoản thanh toán, ví điện tử có giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Áp dụng kiểm tra, đối chiếu xác thực sinh trắc học người đại diện hợp pháp đối với các giao dịch Internet Banking của tài khoản doanh nghiệp; nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài. Đẩy mạnh việc kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền "ảo"; hoàn thiện các quy trình quản lý nội bộ nhằm phòng ngừa nhân viên ngân hàng tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo (Hoàn thành trong quý I năm 2025).

Kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo.  
Kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng mô hình phối hợp liên ngành để xử lý nhanh, kịp thời các vụ, việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng ; xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài khoản thanh toán, ví điện tử có nghi vấn liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật để kịp thời cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn, thu hồi tài sản (Hoàn thành trong quý I năm 2025).

Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới, hướng dẫn Nhân dân cách thức nhận diện, kỹ năng phòng ngừa lừa đảo sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng; kiến nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan hoàn thiện, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại điện tử.

Ngoài ra, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa tội phạm, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra khám phá các vụ án, vụ việc liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tăng cường đàm phán, ký kết bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm với các nước trên thế giới, nhất là các nước chung đường biên giới với Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất lộ trình kiểm tra, đối chiếu yếu tố sinh trắc học đối với các tài khoản thanh toán, ví điện tử thực hiện giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử; bổ sung quy định về việc kiểm tra, đối chiếu yếu tố sinh trắc học khi mở tài khoản mới, thay đổi thông tin về giấy tờ tùy thân, số điện thoại nhận mã OTP, thiết bị thực hiện giao dịch Mobile banking và rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật để xử lý các hành vi cho thuê, mượn, mua, bán tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoạt động vi phạm pháp luật; nghiên cứu, ban hành quy trình rà soát, nhận diện, giám sát tài khoản doanh nghiệp, các giao dịch nghi vấn sử dụng hoạt động phạm tội (Hoàn thành trong quý I năm 2025).

Đồng thời, chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoàn thành thực hiện việc định danh, xác thực thông tin khách hàng, kiên quyết loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch. Nâng cao hiệu quả phối hợp Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan trong công tác xác minh, phong tỏa tài khoản, tạm dừng giao dịch để kịp thời ngăn chặn việc rút, chuyển tiền có dấu hiệu vi phạm pháp luật; chủ động phát hiện, trao đổi, cung cấp cho cơ quan Công an thông tin về tài khoản thanh toán, ví điện tử có giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.

Năm 2024, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành thực hiện nhiều nội dung.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Kiểm soát các giao dịch liên quan đến tiền ảo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.