0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 07/03/2023 07:59 (GMT+7)

Khánh Hòa: Khu kinh tế Vân Phong đặt mục tiêu thu hút đầu tư mới khoảng 30.000 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Thời gian qua, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong liên tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư lớn,phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đến nay đã có 13 nhà đầu tư tiềm năng mong muốn được đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong.

Khánh Hòa: Khu kinh tế Vân Phong đặt mục tiêu thu hút đầu tư mới khoảng 30.000 tỷ đồng
Khu kinh tế Vân Phong

Trong tháng 2/2023, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong làm việc với hàng loạt tập đoàn, công ty quan tâm đề xuất đầu tư các dự án vào Khu kinh tế Vân Phong. Đây là bước chuẩn bị cho Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2023 của tỉnh Khánh Hòa sẽ diễn ra vào đầu tháng 4. Thông qua Hội nghị tiếp xúc, Ban Quản lý nắm bắt nhu cầu của các nhà đầu tư để nghiên cứu trong quá trình lập quy hoạch phân khu các khu chức năng tại Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Đến thời điểm hiện tại, có 13 nhà đầu tư tiềm năng mong muốn được đầu tư vào Vân Phong. Trong đó, ở khu vực Nam Vân Phong có 8 nhà đầu tư, gồm: Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương, Công ty Cổ phần Stavian Hóa Chất, Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây dựng Trung Nam, Công ty Cổ phần Sonadezi, Tổng Công ty Becamex IDC, Công ty Cổ phần SSI, Công ty Cổ phần Sinnec và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Những doanh nghiệp này muốn đầu tư vào các lĩnh vực: Lọc hóa dầu, năng lượng, công nghiệp, xây dựng phát triển khu công nghiệp và xây dựng cảng biển.

Tại khu vực Bắc Vân Phong, có 5 tập đoàn, công ty muốn đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, sân bay, cảng biển, đô thị, gồm: Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn Novaland, Công ty Cổ phần Đầu tư Đất Tâm, Công ty Cổ phần FPT, Công ty Cổ phần Flamingo Holding Group.

Khánh Hòa: Khu kinh tế Vân Phong đặt mục tiêu thu hút đầu tư mới khoảng 30.000 tỷ đồng
Khu kinh tế Vân Phong đặt mục tiêu thu hút đầu tư mới với tổng vốn đăng ký khoảng 30.000 tỷ đồng

Trong năm 2023, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn và các sở, ngành, địa phương liên quan để hoàn thiện hồ sơ Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tham mưu UBND tỉnh Khánh Hòa báo cáo Bộ Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong tháng 3/2023; triển khai công tác quy hoạch phân khu xây dựng trong Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trình HĐND tỉnh thông qua 12 đồ án tại các kỳ họp của HĐND tỉnh.

Năm nay, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đặt mục tiêu thu hút đầu tư mới với tổng vốn đăng ký khoảng 30.000 tỷ đồng. Đồng thời, Ban Quản lý sẽ triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án tại Khu kinh tế Vân Phong sau khi quy hoạch chung và quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt.

Trong đó, các lĩnh vực được đặc biệt quan tâm, gồm: Năng lượng, lọc hóa dầu, thương mại, dịch vụ, du lịch cao cấp, đô thị, cảng biển; thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt. Ngoài ra, đơn vị tiếp tục phối hợp thu hút đầu tư thứ cấp vào Khu công nghiệp Ninh Thủy và Khu công nghiệp Suối Dầu; hỗ trợ, đôn đốc tiến độ triển khai xây dựng các dự án lớn, như: Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1, Khu công nghiệp Ninh Thủy, Khu du lịch Hòn Ngang - Bãi Cát Thấm, Khu du lịch Dốc Lết Phương Mai, Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, Khu công nghiệp Nam Cam Ranh.

Ngoài ra, bên cạnh việc thu hút đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong thực hiện rà soát, xử lý các dự án chậm tiến độ. Đến nay, đơn vị đã chấm dứt hoạt động 2 dự án. Trong quý I/2023, đơn vị tiếp tục tiến hành các thủ tục ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động đối với 2 dự án; xử lý vi phạm tiến độ và báo cáo đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh tiến độ 3 dự án. Đối với 13 dự án còn vướng mắc về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý đang rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện theo tiến độ.

Mỹ Bình – Hoàng Sơn

Bạn đang đọc bài viết Khánh Hòa: Khu kinh tế Vân Phong đặt mục tiêu thu hút đầu tư mới khoảng 30.000 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao và thiết lập kỷ lục mới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý cần làm gì để ứng phó với biến động của tỷ giá.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.