0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 13/07/2023 19:36 (GMT+7)

HBC tạm ứng 266 tỷ đồng để giải chấp 45 triệu cổ phiếu cho gia đình chủ tịch Lê Viết Hải

Theo dõi KT&TD trên

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) đã tạm ứng 742 tỷ đồng cho Chủ tịch HĐQT và nhân viên trong năm 2022 nhưng tới tháng 5/2023 mới thông qua chủ trương. Cũng trong tháng 5/2023, HBC tạm ứng 266 tỷ đồng cho bà Phạm Thị Quốc Hương để giải chấp 45 triệu cổ phiếu cho gia đình chủ tịch Lê Viết Hải.

Xây dựng Hòa Bình HBC bị nhắc nhở do chậm công bố thông tin

Cụ thể, trong Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, tính tới ngày 31/12/2022, Xây dựng Hòa Bình đã tạm ứng 120 tỷ đồng cho Chủ tịch Hội đồng quản trị (ông Lê Viết Hải) và đồng thời tạm ứng 622 tỷ đồng cho nhân viên (năm 2021 tạm ứng 450,8 tỷ đồng cho nhân viên).

Điểm đáng lưu ý, mặc dù đã xuất hiện khoản mục tại thời điểm cuối năm 2022 nhưng tới tháng 5/2023, Xây dựng Hòa Bình mới thông qua chấp thuận các hợp đồng và giao dịch giữa Công ty với người có liên quan của Công ty bao gồm nhưng không giới hạn Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Công ty với ông Lê Viết Hải và bà Bùi Ngọc Mai. Trong đó, diện tích chuyển nhượng là 7.718,6m2, giá trị chuyển nhượng 120 tỷ đồng và bất động sản nằm tại đường Phan Văn Hớn, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM.

Công ty chia sẻ, việc tạm ứng cho Chủ tịch HĐQT nhằm mục đích mua quyền sử dụng đất tại phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. HCM. Trong đó, quyền sử dụng đất đang được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay của Công ty tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP. HCM.

Đồng thời, cũng trong tháng 5/2023, HĐQT Xây dựng Hòa Bình có nghị quyết thông qua tạm ứng 266 tỷ đồng (làm tròn) cho bà Phạm Thị Quốc Hương để giải chấp 45 triệu cổ phiếu (làm tròn) của gia đình ông Lê Viết Hải tại một công ty chứng khoán. Sau đó, thế chấp lại số cổ phiếu này vào Ngân hàng.

Cũng trong ngày 20/5/2023, HĐQT Xây dựng Hòa Bình cũng có nghị quyết thông qua việc tạm ứng cho bà Phạm Thị Quốc Hương số tiền 99,5 tỷ đồng để có 5 triệu cổ phiếu HBC nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thỏa thuận phát hành cổ phiếu giữa Sanei Architectuce Planning với Công ty.

Xây dựng Hòa Bình HBC bị nhắc nhở do chậm công bố thông tin
Xây dựng Hòa Bình xuất hiện khoản tạm ứng cho Chủ tịch HĐQT và nhân viên từ 31/12/2022 (Nguồn: BCTC năm 2022).

Tuy nhiên, quay lại Báo cáo kiểm toán năm 2022, thời điểm 31/12/2022, Công ty có khoản mục tạm ứng 622 tỷ đồng cho nhân viên. Trong đó, Xây dựng Hòa Bình chia sẻ đây chủ yếu 266 tỷ đồng tạm ứng để giải chấp 45 triệu cổ phiếu của Gia đình Chủ tịch HĐQT tại một số công ty chứng khoán. Số cổ phiếu này sau đó được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản tại của Công ty tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

Tạm ứng 99,5 tỷ đồng để mua 5 triệu cổ phiếu của Công ty nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thỏa thuận phát hành cổ phiếu giữa Sanei Architectuce Planning Co., Ltd; tạm ứng 138,45 tỷ đồng cho mục đích thực hiện hoạt động đầu tư của Công ty.

Được biết, ngày 14/10/2022, Công ty đã phát hành thành công 5 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho Sanei Architecture Planning Co., Ltd với giá 32.500 đồng/cổ phiếu để huy động 162,5 tỷ đồng, cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Như vậy, sau giao dịch này Sanei Architecture Planning Co., Ltd đã nâng sở hữu từ 0% lên 1,87% vốn điều lệ tại Xây dựng Hòa Bình.

Tăng lỗ thêm 1.428,64 tỷ đồng sau kiểm toán năm 2022

Sau kiểm toán năm 2022, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận lỗ 2.566,81 tỷ đồng so với trước kiểm toán lỗ 1.138,17 tỷ đồng, tăng lỗ thêm 1.428,64 tỷ đồng.

Trong đó, biến động chủ yếu do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 1.306,35 tỷ đồng, lên 2.246,24 tỷ đồng; lợi nhuận gộp tăng 212,42 tỷ đồng, lên 470,35 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 134,54 tỷ đồng, về 24 tỷ đồng… Lũy kế trong năm 2022, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận lỗ tăng thêm 2.669,77 tỷ đồng so với năm 2021, lên 2.566,81 tỷ đồng.

Với việc lỗ trong năm 2022, tính tới 31/3/2022, Công ty ghi nhận lỗ lũy kế 2.100,7 tỷ đồng, bằng 76,6% vốn điều lệ.

Bên cạnh việc tăng lỗ, Báo cáo tài chính kiểm toán 2022 của Xây dựng Hòa Bình cũng ghi nhận những vấn đề cần nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán. Cụ thể, đơn vị kiểm toán lưu ý người đọc khoản lỗ thuần 2.570,5 tỷ đồng đã khiến Xây dựng Hòa Bình ghi nhận lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2022 gần 2,100,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2022 âm hơn 883,1 tỷ đồng.

Mặt khác, tại thời điểm lập báo cáo, Xây dựng Hòa Bình có các khoản nợ đã quá hạn, trong đó một số khoản vay đã được ngân hàng đồng ý gia hạn, số còn lại Xây dựng Hòa Bình đang trong quá trình thương thảo xin gia hạn.

Đặc biệt, kiểm toán nhấn mạnh những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Xây dựng Hòa Bình.

Thanh Phong (t/h)

Bạn đang đọc bài viết HBC tạm ứng 266 tỷ đồng để giải chấp 45 triệu cổ phiếu cho gia đình chủ tịch Lê Viết Hải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.