0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 15/12/2022 11:28 (GMT+7)

Hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam cán mốc 700 tỉ đô

Theo dõi KT&TD trên

Tổng cục Hải quan cho biết một cột mốc mới về tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ được ghi nhận vào ngày 15/12 là 700 tỷ USD (tính đến ngày 14/12, trị giá xuất nhập khẩu là 698,5 tỷ USD).

Hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam cán mốc 700 tỉ đô - Ảnh 1

Theo đó, Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, sự phối kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công thương, các hiệp hội ngành nghề cùng với các tỉnh, thành phố, và nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp, trong 2 thập kỷ qua, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã liên tiếp đạt các mốc kỷ lục như sau:

Năm 2001 là năm đầu tiên của thế kỷ 21 ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD. Sau 6 năm, đến năm 2007, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.

Bốn năm sau, năm 2011 ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi, đạt con số 200 tỷ USD. Trong 4 năm tiếp theo, đến năm 2015 xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD.

Cột mốc 400 tỷ USD của xuất nhập khẩu hàng hóa được ghi nhận vào giữa tháng 12/2017, cột mốc 500 tỷ USD được ghi nhận vào giữa tháng 12/2019, cột mốc 600 tỷ USD được ghi nhận vào ngày 30/11/2021. Một cột mốc mới 700 tỷ USD sẽ được ghi nhận vào ngày 15/12/2022 (tính đến ngày 14/12/2022, trị giá xuất nhập khẩu là 698,5 tỷ USD).

Theo công bố của Tổ chức Thương mại thế giới, trong năm 2006 nền kinh tế Việt Nam được xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 44 về nhập khẩu hàng hóa. Sau hơn 10 năm, đến năm 2018, Việt Nam đã có bước tăng ấn tượng xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Theo đó, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu.

Với xếp hạng gần đây trong năm 2021, Tổ chức Thương mại thế giới ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 20 trên thế giới. Trong ASEAN, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trị thứ 2 (chỉ sau Singapore) và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore).

Trong 11 tháng đầu năm, thặng dư cán cân thương mại đã tăng cao trở lại, đạt 10,68 tỷ USD. Về thị trường xuất nhập khẩu, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất và Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

Tính từ đầu năm đến hết 11 tháng, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ đạt 101 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng tăng 15,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc đạt 109,46 tỷ USD, tăng 10% (tương ứng tăng 9,93 tỷ USD).

Như vậy, xuất khẩu sang Mỹ và nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc trong 11 tháng đều vượt ngưỡng 100 tỷ USD, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.

Với xếp hạng gần đây trong năm 2021, WTO ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 20 trên thế giới. Trong ASEAN, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore) và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore).

Bạn đang đọc bài viết Hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam cán mốc 700 tỉ đô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhượng quyền đồ uống – Mô hình dễ gia nhập nhưng khó thành công?
Thị trường đồ uống tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với vô số thương hiệu nội địa và quốc tế cạnh tranh gay gắt. Nhượng quyền đồ uống trở thành xu hướng phổ biến, thu hút nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ với mơ ước làm giàu nhanh chóng.
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.
Giá vàng biến động: Cơ hội đầu tư hay tín hiệu rủi ro?
Thị trường vàng luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư bởi vai trò trú ẩn truyền thống trước những biến động kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, giá vàng đã chứng kiến những biến động mạnh chưa từng có.

Tin mới

Phúc Long và hành trình lan tỏa trà Việt đến Gen Z: Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
Trong bối cảnh thị trường trà và cà phê Việt Nam đang dần trở thành một sân chơi sôi động, không chỉ của các thương hiệu quốc tế mà còn của các tên tuổi nội địa, Phúc Long – thương hiệu trà nổi tiếng của Việt Nam, đã và đang xây dựng một hành trình đầy cảm hứng để kết nối trà Việt với thế hệ Gen Z.
Luật Nhà ở sửa đổi: Thị trường kỳ vọng điều gì?
Luật Nhà ở sửa đổi đang là tâm điểm của sự chú ý trên thị trường bất động sản Việt Nam. Sau nhiều năm thực hiện, những bất cập và hạn chế của khung pháp lý hiện hành đã bộc lộ, đòi hỏi những điều chỉnh phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội mới.
Người trẻ và giấc mơ an cư
Căn hộ nhỏ xinh nằm trong khu chung cư hiện đại, ngôi nhà nhỏ có vườn rợp bóng cây xanh, hay căn biệt thự sang trọng nằm trong khu đô thị khép kín - đó từng là "giấc mơ an cư" mà bao thế hệ người Việt ấp ủ.
Bí ẩn đằng sau sự hấp dẫn của trà sữa
Trà sữa không chỉ là một thức uống mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và xu hướng hiện đại. Từ công thức truyền thống đến những biến tấu độc đáo, trà sữa liên tục đổi mới để chinh phục khẩu vị giới trẻ, trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu.