0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 01/11/2024 15:41 (GMT+7)

Hà Nội: Hơn 400 dự án nhà ở gặp vướng mắc

Theo dõi KT&TD trên

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố có khoảng hơn 400 dự án nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ.

Trong đó, mới xử lý được gần 160 dự án, còn gần 250 dự án đang được tiếp tục xử lý. Khoảng 3 năm gần đây, thực trạng phát triển các dự án bất động sản tại Hà Nội chậm, không có dự án mới được phê duyệt đầu tư.

Trong khi đó, Hà Nội mới đạt 9% chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, theo Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ. Tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội mới có thêm 14 dự án nhà ở với hơn 12.200 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai.

Hà Nội: Hơn 400 dự án nhà ở gặp vướng mắc
Ảnh minh hoạ.

Thị trường bất động sản Hà Nội thời gian gần đây có những biến động mạnh. Xu hướng thay đổi về giá cả và nguồn cung trên các phân khúc khác nhau, từ chung cư, nhà đất dự án đến đất nền vùng ven đô đã tạo ra những chuyển động đáng chú ý. Cơ hội sở hữu nhà ở của những người dân có điều kiện tài chính còn eo hẹp càng trở nên khó khăn khi giá nhà đất vẫn leo thang ở mức rất cao.

Khoảng 1 năm trở lại đây, giá chung cư và bất động sản nội đô Hà Nội đã tăng 40 - 50%, thậm chí gấp đôi. Nhưng chính bởi rất nhiều "chuyên gia mạng" với những bài viết về "sốt ảo", "ngáo giá"... khiến quá nhiều người chần chừ và để tuột mất cơ hội mua nhà khi giá còn ở mức chưa tăng mạnh.

Dự kiến, quý IV/2024, nguồn cung căn hộ mới tăng mạnh với khoảng 9.700 căn mở bán nhưng chủ yếu thuộc phân khúc hạng trung và cao cấp với giá bán tiếp tục tăng nhẹ; phân khúc nhà ở bình dân vẫn khan hiếm. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, với sự ra đời của các luật mới như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Đấu thầu, thị trường bất động sản dự kiến sẽ có những bước phát triển ổn định và minh bạch hơn trong tương lai.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Hơn 400 dự án nhà ở gặp vướng mắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bình Dương: Đột phá để về đích năm 2025
Năm 2025, Bình Dương đặt mục tiêu trở thành một điểm sáng phát triển với những nỗ lực đột phá trong đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số.

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.