0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 10/11/2023 14:17 (GMT+7)

Giá điện tăng 4,5% sẽ giúp EVN có thêm 3.200 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Với việc tăng 4,5% giá bán lẻ điện bán lẻ sẽ giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỷ đồng từ nay tới cuối năm, điều này cũng giúp Tập đoàn giảm một phần khó khăn của năm 2023.

Theo Quyết định 1416 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ ngày 9/11, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng từ 1.920,37 đồng lên mức giá mới là 2.006,79 đồng/KWh (chưa bao gồm thuế GTGT) - tăng 4,5% (86,42 đồng/KWh).

Cho biết cơ sở để điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tại buổi trao đổi thông tin với báo chí về việc điều chỉnh giá điện ngày 9/11, ông Nguyễn Đình Phước, Kế toán trưởng EVN cho biết, căn cứ thực hiện là quyết định 24/2017 của Thủ tướng.

Năm 2023, trong cơ cấu nguồn điện, sản lượng điện từ thủy điện giảm do hạn hán và hiện tượng El Nino, giá nhiên liệu đầu vào duy trì ở mức rất cao, giá than nhập khẩu tăng 186% so với năm 2020 và 25% so với năm 2021...

Giá điện tăng 4,5% sẽ giúp EVN có thêm 3.200 tỷ đồng - Ảnh 1

“Việc tăng giá điện giúp EVN tăng doanh thu khoảng 3.200 tỷ đồng. Số tiền này giúp tập đoàn giảm bớt khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao. Giá bán lẻ điện hiện nay vẫn thấp hơn giá thành. Tuy nhiên để đảm bảo an sinh xã hội, tập đoàn đã đề xuất tăng giá điện thấp hơn mức tăng chi phí thực tế", ông Phước nói.

Dựa trên tính toán của EVN, giá thành sản xuất - kinh doanh điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/KWh. Năm 2023, một vài thông số đầu vào ảnh hưởng tới chi phí. Cụ thể, giá các nhiên liệu đầu vào duy trì ở mức cao, như than nhập khẩu tăng 186% so với năm 2020; than trong nước tăng 30%-46% so với giá năm 2021. Giá dầu cũng tăng 18% so với năm 2021, nhất là tỉ giá ngoại tệ tăng gần 4%, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí mua điện và giá thành điện của EVN. Trong khi đó, sản lượng thủy điện - nguồn điện giá rẻ - giảm 17 tỉ KWh.

Về phía Bộ Công Thương, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, cho hay việc điều chỉnh giá điện lần này vẫn chưa bao gồm các khoản chênh lệch tỉ giá hơn 14.000 tỉ đồng của các năm trước. Toàn bộ các khoản chênh lệch tỉ giá ấy vẫn đang được treo lại vì nếu tính vào giá điện sẽ khiến giá tăng rất mạnh. "Tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào. Ước tính tăng giá điện sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khoảng 0,035%" - ông cho biết.

Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực khẳng định việc điều chỉnh tăng giá điện lần này đã bảo đảm tuân thủ các quy định tại Quyết định 24 của Thủ tướng. Trong dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24, Bộ Công Thương đã đề xuất chu kỳ điều chỉnh giá điện từ 6 tháng/lần xuống 3 tháng và việc điều chỉnh tăng giảm giá điện phụ thuộc thông số đầu vào.

Tăng giá điện do EVN lỗ lớn là chưa phù hợp

Phát biểu trong phiên thảo luận chiều 26/5 của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh) cho biết, giá điện là vấn đề được các cử tri tại Quảng Ninh cũng như dư luận cả nước quan tâm trong nhiều tháng qua. Đại biểu Đỗ Thị Lan nhắc lại các ý kiến đề nghị Bộ Công Thương chủ trì đánh giá, xem xét lại phương pháp tính giá điện theo hướng rút gọn hoặc áp dụng thống nhất một mức giá thay vì 6 bậc như cách tính hiện tại để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

"Cử tri đề nghị xem xét bảo đảm công khai, minh bạch, tính phù hợp của cách tính giá điện sinh hoạt, đồng thời báo cáo việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện tinh giản biên chế thế nào, giải pháp cắt giảm chi phí, giá thành điện sản xuất, giải pháp cung cầu điện có đáp ứng nhu cầu sử dụng điện và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hay không", bà Đỗ Thị Lan nói.

Cử tri tỉnh Quảng Ninh tiếp tục kiến nghị với đại biểu Quốc hội về vấn đề tăng giá điện. Cử tri cho rằng việc tăng giá điện do nguyên nhân Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ lớn, tổn thất điện năng...là chưa phù hợp, chưa minh bạch", đại biểu Đỗ Thị Lan.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Giá điện tăng 4,5% sẽ giúp EVN có thêm 3.200 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.
Chủ nhân “penthouse mặt đất” tại Vinhomes Global Gate hưởng trọn lợi thế khi kinh tế Expo thức giấc
Sau khi Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia - The Grand Expo hoàn thành vào tháng 7/2025, những căn “penthouse mặt đất” đầu tiên tại Vinhomes Global Gate cũng được bàn giao, giúp chủ sở hữu có cơ hội hưởng trọn lợi thế khi nền kinh tế Expo trị giá nhiều tỷ USD “thức giấc”.