0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 18/08/2023 10:19 (GMT+7)

F88: Vay nợ tăng hơn 1.600 tỷ sau một năm, kiếm hàng trăm tỷ từ khách hàng vi phạm điều khoản

Theo dõi KT&TD trên

Trong cơ cấu nguồn vốn, nổi lên thực trạng nợ phải trả của F88 tăng vọt sau một năm. Năm 2021, vay ngắn hạn của F88 mới chỉ ở mức 941 tỷ đồng đến 2002 đã tăng lên 2.442 tỷ đồng, vay dài hạn của F88 cũng tăng thêm hàng trăm tỷ.

Dữ liệu tài chính hợp nhất thể hiện, cả năm 2022, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần kinh doanh F88 đạt 2.089 tỷ đồng, tăng thêm 1.000 tỷ so với một năm trước đó. Giá vốn bỏ ra tiêu tốn 1.088 tỷ đồng, F88 có mức lợi nhuận gộp đạt 1.001 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2021.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm 15% về mức 8,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí tài chính tăng mạnh 84% lên mức 344 tỷ đồng do chi phí lãi vay lên tới 279 đồng. Cả chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của F88 đều tăng vọt so với một năm trước.

F88: Vay nợ tăng 1.500 tỷ sau một năm, kiếm hàng trăm tỷ từ khách hàng vi phạm điều khoản thanh toán -0

Bù lại, F88 có khoản thu nhập khác hơn 200 tỷ đồng đến từ việc các khoản phạt khách hàng vi phạm điều khoản thanh toán trong hợp đồng và thanh lý tài sản đảm bảo của các hợp đồng nhóm Công ty cho vay mà khách hàng không trả được nợ. F88 cũng báo cáo về việc có khoản lợi nhuận khác hơn 200 tỷ nhưng không được thuyết minh chi tiết.

Sau cùng, F88 báo lãi trước thuế 260 tỷ đồng, tăng hơn 300% so với một năm trước đó.

Về tình hình tài chính, thời điểm 31.12.2022, tổng tài sản của F88 ghi nhận mức 4.417 tỷ đồng, tăng gấp đôi chỉ sau một năm.

Về chất lượng tài sản, các khoản phải thu của F88 đạt 3.483 tỷ đồng, chiếm gần 80% khối tài sản và tập trung chủ yếu vào phải thu về cho vay ngắn hạn, đây là điều dễ hiểu đối với doanh nghiệp có hoạt động cốt lõi là “cho vay, vầm đồ” như F88.

Chất lượng các khoản phải thu cũng là điều cần quan tâm đối với F88 vì trong trường hợp không thể thu các khoản đúng hạn sẽ gây áp lực đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn vào con số dự phòng 50 tỷ đồng cho các khoản phải thu có thể thấy f88 vẫn đang khá “tự tin” với các khoản cho vay của mình.

tm-img-alt

Trong cơ cấu nguồn vốn, nổi lên thực trạng nợ phải trả của F88 tăng vọt sau một năm. Năm 2021, vay ngắn hạn của F88 mới chỉ ở mức 941 tỷ đồng đến 2002 đã tăng lên 2.442 tỷ đồng, vay dài hạn của F88 cũng tăng thêm hàng trăm tỷ. Gánh nặng nợ vay hàng nghìn tỷ đồng sẽ là một áp lực không hề dễ chịu đối với “ông vua” cầm đồ.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của F88 đang là 4,1 lần cho thấy doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao, nguồn vốn chủ yếu đến từ vay nợ.

Tăng các khoản phải thu và tiền lãi do vay nợ khiến dòng tiền kinh doanh của F88 đang âm hơn 1.500 tỷ dồng, trong khi một năm trước đó, chỉ số này mới chỉ âm hơn 500 tỷ đồng.

Lực lượng Công an kiểm tra hàng loạt cơ sở của F88

Vừa qua, Công an các địa phương đã tiến hành kiểm tra, xử phạt một số số cơ sở kinh doanh của F88. Liên quan đến sự việc, ông Phùng Anh Tuấn, Chủ tịch F88 cho biết, trong mọi đợt kiểm tra, F88 luôn phối hợp tích cực với các cơ quan chức năng để bảo đảm việc kiểm tra có kết quả tốt nhất. Đây là cơ hội giúp cho công ty rà soát, bổ sung các thủ tục còn thiếu sót tại một số phòng giao dịch, từ đó kiện toàn hệ thống vận hành kinh doanh của mình

Bạn đang đọc bài viết F88: Vay nợ tăng hơn 1.600 tỷ sau một năm, kiếm hàng trăm tỷ từ khách hàng vi phạm điều khoản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.