0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 26/01/2023 12:54 (GMT+7)

Đắk Lắk: Kinh tế - xã hội phục hồi và khởi sắc sau đại dịch Covid-19

Theo dõi KT&TD trên

Năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Đắk Lắk phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng và khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực

Năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh cộng với sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng...

Thành tích đáng tự hào

Theo đó, trong năm 2022, nông nghiệp của tỉnh có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị... Phát triển điện năng lượng mặt trời, điện gió cũng là một tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tỉnh tích cực chỉ đạo thực hiện các biện pháp kích cầu du lịch, xúc tiến, quảng bá tiềm năng, điểm đến du lịch an toàn nhằm mở cửa lại hoạt động du lịch tỉnh trong điều kiện bình thường mới.

Bên cạnh những khó khăn, thì toàn tỉnh đã đoàn kết không ngừng cố gắng và phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế củng như mọi lĩnh vực khác.

Đắk Lắk: Kinh tế - xã hội phục hồi và khởi sắc sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 1
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành kiểm tra Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

Về sản xuất nông nghiệp duy trì phát triển ổn định. Giá trị tổng sản phẩm nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 2010) ước đạt 21.217 tỷ đồng, tăng 5,66% so với năm 2021. Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến Đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2022. Triển khai thành công xây dựng mã vùng trồng sầu riêng, xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, xuất khẩu mắc ca chính ngạch sang Nhật Bản.

Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh. Đa số sản lượng sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Đặc biệt, sản lượng điện sản xuất tăng 20% so với cùng kỳ do có một số dự án điện mặt trời, điện gió đã hoạt động, phát điện thương mại đóng góp vào tăng thu ngân sách cho tỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ (năm 2022 ước đạt 1.500 triệu USD, tăng 30,32%) đã cho thấy những tín hiệu tích cực của việc triển khai thực hiện các chính sách, các gói hỗ trợ doanh nghiệp và tăng cường cung cấp thông tin xuất khẩu, hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

Đối với lĩnh vực du lịch, năm 2022 hoạt động trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả khá, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thương mại, văn hóa quan trọng, hấp dẫn, cùng với Lễ hội Sầu riêng tại huyện Krông Pắc, Lễ hội Đêm trắng Ban Mê… thực hiện hiệu quả các biện pháp kích cầu du lịch, xúc tiến, quảng bá tiềm năng, điểm đến du lịch an toàn của tỉnh nên đã thu hút được nhiều khách du lịch đến với Đắk Lắk. Tổng khách đón tiếp đạt 999.500 lượt khách, tăng 141% so với năm 2021. Tổng doanh thu du lịch đạt 837 tỷ đồng, tăng 135,8% so với năm 2021.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khá so với cùng kỳ. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 9.152 tỷ đồng, bằng 111,6% KH HĐND tỉnh giao và bằng 137,25% dự toán Trung ương giao, tăng 11,53% so với năm 2021.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, số lượng doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường tăng cao cho thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế (có khoảng có 462 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động, tăng 17,56%), trong năm, tỉnh thực hiện tiếp đón 150 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh, tiếp nhận 157 hồ sơ dự án thực hiện thủ tục đầu tư, trong đó UBND tỉnh đã Quyết định chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư/phê duyệt kết quả trúng đấu giá cho 10 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 11.198,77 tỷ đồng.

Ông Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ: Cùng với nhiều địa phương trên cả nước, tỉnh Đắk Lắk bước vào thực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 với nhiều khó khăn, thách thức khi dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của UBND tỉnh và những nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, sự ủng hộ của người dân trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tỉnh đã triển khai thành công xây dựng mã vùng trồng sầu riêng, xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, xuất khẩu mắc ca chính ngạch sang Nhật Bản.

Phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường

Tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư nhằm rà soát và loại bỏ các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Yêu cầu các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai hoạt động. Nâng cao chất lượng thẩm định các hồ sơ đánh giá tác động môi trường, trong đó thẩm định chặt chẽ các biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn xây dựng và vận hành của các dự án. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động, đặc biệt là các cơ sở có nguồn phát thải lớn.

Đắk Lắk: Kinh tế - xã hội phục hồi và khởi sắc sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 2
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị phát biểu tại cuộc họp

Năm 2022 là năm bắt đầu có hiệu lực thi hành của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Luật quy định có nhiều điểm mới so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai, hướng dẫn, thực hiện đảm bảo theo quy định. Tập trung xây dựng các thủ tục hành chính, Quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã để kịp thời áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 49 cơ sở xử lý chất thải sinh hoạt, với tổng diện tích 107,32 ha. Trong đó, 15 cơ sở xử lý chất thải sinh hoạt tại địa bàn 15 huyện, thị xã, thành phố do cấp huyện quản lý, với tổng diện tích 88,37 ha. Cấp xã quản lý gồm 34 cơ sở với tổng diện tích 18,95 ha.

Cùng với đó, UBND tỉnh đã xác định các nội dung nằm trong chiến lược nêu trên là một trong những vấn đề trọng tâm của tỉnh, cần phải giải quyết trong thời gian tới, đặc biệt Đắk Lắk là một trong những địa phương đang được các nhà đầu tư quan tâm, lựa chọn đầu tư. Tỉnh sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư, huy động và tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các CCN và các dự án xử lý CTR với công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Ông Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnhĐắk Lắk:Song song với phát triển kinh tế, tỉnh Đắk Lắk luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư nhằm rà soát và loại bỏcácdự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, toàn tỉnh cũng đã triển khai xây dựng các cơ sở xử lý chất thải sinh hoạt từ cấp huyện đến xã.

Nguyễn Tùng

Bạn đang đọc bài viết Đắk Lắk: Kinh tế - xã hội phục hồi và khởi sắc sau đại dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cục QLTT Lạng Sơn với công tác phòng, chống cơn bão số 3 và bình ổn giá thị trường
Thực hiện Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3
Gia Lai: Tạm giữ 7.800 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Gia lai kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).