0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 07/08/2024 21:52 (GMT+7)

Đà Nẵng: Nhiều dự án treo hơn 10 năm

Theo dõi KT&TD trên

Trong giai đoạn 2016-2022, thành phố Đà Nẵng có 73 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư thuộc các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà ở, đô thị, du lịch, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác;

Có 08 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư trước năm 2016. Tất cả các dự án này hiện nay đều chậm triển khai.

Đà Nẵng: Nhiều dự án treo hơn 10 năm
Dự án Đà Nẵng Center được triển khai đào móng rồi để thành hồ nước gần 10 năm qua vẫn chưa triển khai.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, tất cả các dự án chưa triển khai, chậm triển khai do năng lực tài chính của một số chủ đầu tư còn hạn chế, quá trình triển khai dự án kéo dài, có một số dự án tạm dừng triển khai.

Trong 2 năm 2020, 2021 dịch bệnh Covid-19, quá trình thực hiện các thủ tục triển khai dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giãn cách xã hội, kinh tế khó khăn, nguồn nguyên nhiên vật liệu, lao động bị đứt gãy. Tiếp sau dịch bệnh, kinh tế toàn cầu và Việt Nam tiếp tục gặp thêm nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình chính trị trên thế giới, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, thu nhập, tiêu dùng của người dân, nguồn tài chính của doanh nghiệp ngày càng eo hẹp, do vậy nhiều doanh nghiệp phải xây dựng lại phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như nhu cầu thị trường, theo đó có nhiều dự án chậm tiến độ thực hiện hơn so với dự kiến ban đầu.

Một số dự án trong quá trình lập thủ tục về quy hoạch, xây dựng bị vướng mắc do không phù hợp với quy hoạch phân khu năm 2017 hoặc quy hoạch chung, phải chờ quy hoạch phân khu mới ban hành hoặc điều chỉnh quy hoạch chung thì mới có cơ sở triển khai các thủ tục tiếp theo như phê duyệt quy hoạch chi tiết, thiết kế cơ sở… Một số dự án vướng mắc về thủ tục đất đai đang chờ tháo gỡ, một vài dự án tiến độ giải phóng mặt bằng chậm dẫn đến chậm giao đất thực tế cho nhà đầu tư.

Đà Nẵng: Nhiều dự án treo hơn 10 năm
UBND thành phố Đà Nẵng đang triển khai tháo gỡ cho các dự án chậm triển khai hoặc bị vướng mắc, sẽ xử lý nghiêm các trường hợp chủ đầu tư không triển khai dự án theo quy định.

Về giải pháp khắc phục đối với các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết: Ngày 14/12/2023, HĐND thành phố đã có nghị quyết về kết quả giám sát “Tình hình thực hiện các dự án chậm triển khai, dự án chậm bàn giao, dự án chậm đưa đất vào sử dụng trên địa bàn thành phố”.

Chỉ đạo tập trung hoàn thiện thể chế chính sách, quy trình, thủ tục, nâng cao công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế, thi công, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước điều hành dự án của các chủ đầu tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy nhanh sớm hoàn thành các đồ án quy hoạch phân khu và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật để làm cơ sở giải quyết các hồ sơ liên quan đến dự án chậm triển khai.

Đối với dự án chậm tiến độ do vướng mắc liên quan đến điều chỉnh quy hoạch phân khu, UBND thành phố đang tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu. Đến nay, UBND thành phố đã phê duyệt được phân khu ven sông Hàn và bờ Đông, phân khu ven vịnh Đà Nẵng, phân khu đô thị Sườn Đồi, phân khu cảng Liên Chiểu, phân khu Công nghệ cao.

UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện tích cực hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về quy hoạch, xây dựng để nhà đầu tư sớm triển khai dự án.

Đối với các dự án chậm tiến độ hoặc hết tiến độ như chưa triển khai thực hiện do vướng mắc về đất đai, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan tích cực nghiên cứu, tham mưu UBND thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của thành phố, sớm xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để có hướng tháo gỡ các dự án đang vướng mắc đã báo cáo Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các dự án vướng mắc thủ tục giải phóng mặt bằng: Chỉ đạo UBND các quận, huyện khẩn trương giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Đối với dự án đang triển khai chậm tiến độ hoặc hết tiến độ nhưng chưa triển khai xây dựng, nguyên nhân từ nhà đầu tư sẽ giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra tiến độ sử dụng đất, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra việc chậm tiến độ dự án, qua đó nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để báo cáo UBND thành phố các giải pháp tháo gỡ cho phù hợp. Xử lý nghiêm các trường hợp chủ đầu tư không triển khai dự án theo quy định.

Những dự án lớn chậm triển khai gồm: Dự án DAP Việt Nam của Công ty TNHH DAP, Dự án DAP 1 Việt Nam của Công ty TNHH DAP 1, Dự án DAP 2 Việt Nam của Công ty TNHH DAP 2, Dự án Khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu của Công ty Cổ phần Hòn Ngọc Á Châu, Dự án Khu phức hợp Trung tâm thương mại Khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp Da Nang Center của Công ty Cổ phần Địa ốc Vũ Châu Long.

Dự án Khu phức hợp cao cấp thương mại, văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp Golden Square của Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á (dự án đã chấm dứt hoạt động), Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp Viễn Đông Meridian của Công ty Cổ phần Địa ốc Viễn Đông (dự án đã chấm dứt hoạt động), Dự án Khu du lịch biển I.V.C của Công ty TNHH I.V.C…

Bạn đang đọc bài viết Đà Nẵng: Nhiều dự án treo hơn 10 năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.