0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 28/09/2023 06:49 (GMT+7)

Còn dư nhiều tiền, đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách hỗ trợ lãi suất 2%

Theo dõi KT&TD trên

Do nguồn lực còn lại lớn, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

tm-img-alt
Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Tại báo cáo gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43 liên quan đến chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Về việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, tính đến hết tháng 9/2023 đã giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt khoảng 95,7 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công theo Chương trình trong kế hoạch các năm 2022, 2023 gần 154 nghìn tỷ đồng.

Tại báo cáo này, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định 2 nội dung.

Một là điều chuyền nguồn lực thực hiện các chính sách tín dụng ưụ đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội: Giảm 16.100 tỷ đồng kế hoạch vốn bố trí để thực hiện 4 chính sách cho vay ưu đãi.

Hai là cắt giảm kế hoạch vốn, không triển khai một số dự án của Bộ Lạo động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giảm toàn bộ số vốn đã bố trí cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của 5 dự án là 950 tỷ đồng và cho phép không thực hiện các dự án này.

Giảm số vốn đã bố trí cho Bộ Giáo dục và Đào tạo là 271 tỷ đồng. Trong đó: giảm toàn bộ 150 tỷ đồng của Dự án Nâng cao năng lực quản trị điều hành và tổ chức chuyển đổi số trong dạy học trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cho phép không thực hiện dự án, giảm 121 tỷ đồng của Dự án Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong dạy, học tại các cơ sở giáo dục đại học (từ 430 tỷ đồng còn 308,972 tỷ đồng).

Ngoài ra, còn 2 nội dung cũng được trình ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để báo cáo Quốc hội xem xét là:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% chọ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Đối với số vốn không thực hiện hết khi kết thúc thời gian thực hiện chính sách (dự kiến 38.592 tỷ đồng), trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn, không huy động nguồn lực, không làm tăng bội chi.

Đồng thời, cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình đến hết năm 2025. Giao Chính phủ rà soát, xác định rõ số vốn cần kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân của từng dự án, trên cơ sở đó báo cáo ủy ban Thường vụ Quôc hội xem xét, quyết định.

Bạn đang đọc bài viết Còn dư nhiều tiền, đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách hỗ trợ lãi suất 2%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.