0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 28/03/2023 09:04 (GMT+7)

Có bao nhiêu caffeine trong lá trà?

Theo dõi KT&TD trên

Caffeine được biết đến như một chất “kích thích” có trong lá trà. Chất này hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp tỉnh táo và ngăn ngừa mệt mỏi.

Caffeine là một chất tự nhiên được tìm thấy trong lá, hạt và quả của hơn 60 loại thực vật, bao gồm cả lá của cây chè. Nó là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương và được tiêu thụ trên khắp thế giới để tăng cường sự tỉnh táo và chống lại sự mệt mỏi. Caffeine hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của một chất dẫn truyền thần kinh gọi là adenosine, chất này tích tụ trong suốt cả ngày và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa

Caffeine là chất đặc trưng có trong lá chè, giúp cho người uống trà cảm thấy tỉnh táo sảng khoái. Trong nước trà, caffeine có vị đắng vì thế trà càng có nhiều caffeine thì càng đắng. Hàm lượng caffeine trong lá trà phụ thuộc vào tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như giống trà, đất trồng, phân bón, mùa sinh trưởng. Lá trà càng già thì lại càng có nhiều caffeine hơn. Do đó, trà già sẽ có vị đắng nhiều hơn trà lá non.

Nhưng caffeine không bền vững mà có thể bị mất đi, bị tách ra trong quá trình chế biến, đặc biệt nhiệt độ nước pha trà càng cao thì cafeine sẽ tiết ra nhiều hơn. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi HICKS MB, caffeine bị giảm đi khi hãm lá trà. Lần pha trà đầu tiên có caffeine nhiều hơn khoảng 3 lần so với lần pha thứ hai. Và lần thứ hai có nhiều hơn khoảng 3 lần so với thứ ba. Nhưng nếu lá trà được xay nhỏ ra như trường hợp của trà túi lọc thì lượng caffeine sẽ được tiết ra nhiều hơn.

Lượng caffeine trung bình trong một cốc trà xanh 230ml [dùng 2g trà] là khoảng 35mg. Tuy nhiên, điều này có thể khác nhau. Lượng caffeine thực tế có thể dao động từ 30-50mg trong mỗi cốc 230ml. Vì caffein trong trà xanh xuất hiện tự nhiên, nên hàm lượng của nó phụ thuộc phần lớn vào giống chè, điều kiện canh tác, cách chế biến và phương thức pha chế.

Bên cạnh đó, lượng caffeine trong trà cũng có thể bị ảnh hưởng bởi loại trà xanh được chọn và cách bạn pha chế. Ví dụ, trà túi lọc có xu hướng pha ra nhiều caffeine hơn trà rời – loại thường để nguyên lá. Điều này là do lá trà trong túi trà bị nghiền nát, do đó, nhiều caffeine được chiết xuất hơn và hòa tan vào nước trà.

Ngoài ra, các loại trà xanh dạng bột như matcha có hàm lượng caffein cao hơn cả trà xanh đóng túi lọc và hoặc trà rời. Tuy nhiên, khi dùng với lượng nhỏ - 1g hoặc nửa muỗng cà phê mỗi tách trà – thì hàm lượng caffein của trà túi lọc và trà matcha có thể tương tự nhau. Cuối cùng, bạn pha trà càng lâu và nước càng nóng thì lượng caffein trong trà sẽ hòa tan càng nhiều.

Hoài Anh

Bạn đang đọc bài viết Có bao nhiêu caffeine trong lá trà?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.
Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Trà sữa cốm trân châu dẻo có gì khiến giới trẻ phát cuồng?
Trà sữa cốm trân châu dẻo là sự kết hợp độc đáo giữa hương cốm thanh mát, vị trà sữa béo ngậy và trân châu mềm dẻo tan trong miệng. Thức uống này không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm dấu ấn ẩm thực Việt, chinh phục giới trẻ bằng sự mới lạ và tinh tế.

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.