0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 21/12/2022 08:20 (GMT+7)

Cao Bằng: Tăng cường quản lý thị trường dịp cuối năm

Theo dõi KT&TD trên

Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, nhằm bình ổn thị trường hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tích cực triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm.

Cán bộ Đội Quản lý thị trường số 1 tăng cường kiểm tra các siêu thị, các hộ kinh doanh trên địa bàn để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Cán bộ Đội Quản lý thị trường số 1, Cục QLTT Cao Bằng tăng cường kiểm tra các siêu thị, các hộ kinh doanh trên địa bàn để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng - Ảnh: Báo Cao Bằng.

Những ngày cuối năm, các hoạt động diễn ra sôi động do gần kề Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao hơn so với những thời điểm khác trong năm. Để góp phần bảo đảm thị trường ổn định, lành mạnh, người tiêu dùng được mua sắm, sử dụng sản phẩm an toàn trong dịp Tết và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Cục QLTT tỉnh Cao Bằng thực hiện các văn bản chỉ đạo về tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường của Tổng cục QLTT, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh; ban hành Kế hoạch số 492/KH-QLTT ngày 9/11/2022 về cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Trong đó, Cục QLTT tỉnh Cao Bằng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa là những mặt hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như: hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, xì gà, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật…

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ, pháo hoa các loại; tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, góp phần đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân. Tập trung thực hiện hiệu quả kế hoạch đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 - 2025; kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa giai đoạn 2022 - 2025.

Nâng cao công tác phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các khu vực, kho bãi, điểm tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ dân sinh, điểm đầu mối, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh, các đơn vị nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đông lạnh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý. Ứng dụng công nghệ thông tin để phát hiện, xử lý các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, kết hợp kiểm tra, xử lý vi phạm, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên thị trường tham gia đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả bằng các hình thức đa dạng, thiết thực; thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng; kiểm tra đối với những cơ sở kinh doanh đã ký cam kết và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Phối hợp với các lực lượng Hải quan, Biên phòng, Công an tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa từ khu vực biên giới vận chuyển vào thị trường nội địa. Xác định các địa bàn trọng điểm ở khu vực Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng, Cửa khẩu Trà Lĩnh, Cửa khẩu Sóc Giang, Cửa khẩu phụ Lý Vạn, Pò Peo..., các đường món, lối mở ở khu vực biên giới. Xác định mặt hàng trọng điểm là pháo nổ, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm đông lạnh, gia súc, gia cầm…

Các đội QLTT phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức nắm bắt nguồn tin, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; xây dựng phương án kiểm tra đột xuất, tập trung nhiều điểm kinh doanh, buôn bán hàng hóa tại các siêu thị, các tuyến phố buôn bán, các chợ dân sinh, chợ phiên, các kho hàng, bến bãi, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán.

Từ đầu năm đến nay, Cục QLTT tỉnh Cao Bằng đã kiểm tra 390 lượt cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn; phát hiện, xử lý 108 vụ vi phạm hành chính. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước trên 279 triệu đồng. Trị giá hàng hóa tịch thu trên 69 triệu đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy trên 37 triệu đồng.

Tết Nguyên đán đang cận kề, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, các hộ kinh doanh và người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong việc phòng, chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, có như vậy, công tác quản lý thị trường mới đạt hiệu quả, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Bạn đang đọc bài viết Cao Bằng: Tăng cường quản lý thị trường dịp cuối năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cục QLTT Lạng Sơn với công tác phòng, chống cơn bão số 3 và bình ổn giá thị trường
Thực hiện Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3
Gia Lai: Tạm giữ 7.800 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Gia lai kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).