0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 17/02/2023 09:46 (GMT+7)

Các TTTM tại TP.HCM tiếp tục được cải tạo nhờ sức mua của thị trường

Theo dõi KT&TD trên

Sau những tác động mạnh mẽ của 2 năm dịch bệnh lên sức mua của thị trường bán lẻ, nhiều chủ đầu tư đưa ra kế hoạch cải tạo mặt bằng thay vì mở rộng dự án mới nhằm tối ưu hóa chiến lược đầu tư kinh doanh.

Các TTTM tại TP.HCM tiếp tục được cải tạo nhờ sức mua của thị trường - Ảnh 1

Chủ nhà ưu tiên chiến lược cải tạo

Trong năm 2022, diện tích cho thuê thuần của ngành bán lẻ tại TP.HCM đạt hơn 1,5 triệu m2 không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) năm 2023 nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại tại TP.HCM dự báo tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu mở rộng liên tục của các thương hiệu Tuy nhiên, đánh giá của Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Việt Nam cho thấy hoạt động xây dựng trì trệ và sức mua suy giảm trong suốt mùa dịch là một trong những yếu tố cản trở tốc độ tăng trưởng của nguồn cung.

Các chủ đầu tư cũng công bố kế hoạch tăng cường cải tạo mặt bằng có sẵn trong 2023 thay vì mở rộng dự án mới. Trung tâm thương mại Emart 2 tại Gò Vấp và các tầng còn lại của Thiso Mall Sala tại Thủ Thiêm đã dời lịch khai trương sang năm 2023. Một vài chủ đầu tư cũng đang có kế hoạch cải tạo và thay đổi cơ cấu khách thuê vào năm 2023 như Vivo City, Pandora City và Lotte Mart.

Số liệu của Báo cáo Thị trường Bất động sản TP.HCM Quý 4/2022 của Savills ghi nhận tổng diện tích cho thuê thuần tại TP.HCM năm 2022 đạt 1.5 triệu m2, không có sự thay đổi so với 2021. Với gần 40% dự án TTTM đã tăng giá thuê trong năm 2022. Trong đó, giá thuê tại tầng trệt tăng 10% theo năm đạt 1,25 triệu đồng/m2/tháng. Công suất cho thuê giảm 2% do khách thuê kết thúc hợp đồng trước thời hạn tại các dự án ngoài trung tâm, trong đó, khách thuê trả mặt bằng thuộc lĩnh vực thời trang chiếm 24% diện tích, lĩnh vực ăn uống chiếm 22% còn lĩnh vực giải trí – giáo dục chiếm 20%.

Nhìn ra bức tranh của toán khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nghiên cứu “Emerging Trends in Real Estate 2023 APAC” của Urban Land InstitutePwC ghi nhận khẩu vị của các nhà đầu tư lớn cũng đang chuyển dịch từ ngành bán lẻ sang các ngành thuộc nền kinh tế mới (New Economy) như logistics.

Tình hình hoạt động thị trường bất động sản bán lẻ TP.HCM Quý 4/2022
Tình hình hoạt động thị trường bất động sản bán lẻ TP.HCM Quý 4/2022

Sức mua tích cực

Tuy nhiên, kỳ vọng cho 2023 vẫn có điểm sáng khi nhìn lại 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa của TP.HCM đạt 626 nghìn tỷ đồng, tăng 21% theo năm. Ngành ăn uống tăng 7% theo năm. Mức tăng trưởng của doanh thu bán lẻ đóng góp lớn cho công suất cho thuê tại TP năm nay.

Hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 19,8% so với năm trước, ước tính đạt gần 5,7 triệu tỷ đồng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các thương hiệu thuộc ngành hàng chăm sóc sức khỏe, thể thao và các hoạt động ngoài trời. Nhu cầu tìm mặt bằng từ những khách thuê trong và ngoài nước của những ngành hàng cũng có xu hướng gia tăng.

Bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý Nghiên cứu Thị trường, Savills TP.HCM nhận định bất chấp lượng tiêu thụ theo quý thấp, tiêu dùng của Tp.HCM vẫn duy trì ở mức cao và đang thu hút sự quan tâm của chủ đầu tư.

Theo ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam phân tích đại dịch Covid-19 góp phần làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, dần chuyển sang mua sắm online. Điều này cũng làm cho những người kinh doanh chuyển sang tiếp cận khách hàng trên các sàn thương mại điện tử ngày một nhiều hơn.

Hoạt động thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Xu hướng tăng trưởng đã đưa các nhà bán lẻ đến điểm giao nhau giữa phương thức bán hàng trực tiếp, bán hàng trực tuyến và dịch vụ logistics.

Theo Urban Land Insitution, chiến lược đa kênh này đã được hình thành từ lâu, nhưng đến hiện tại mới đạt được số lượng lớn. Với mô hình này, một chuỗi bán lẻ có thể hiện diện trực tuyến, một số lượng nhỏ các cửa hàng lớn và một số lượng lớn các cửa hàng nhỏ được phân phối rộng rãi có chức năng như các trung tâm hoàn thiện đơn hàng, giao hàng cho khách hàng trực tiếp từ kho hàng.

Bạn đang đọc bài viết Các TTTM tại TP.HCM tiếp tục được cải tạo nhờ sức mua của thị trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.