0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 18/03/2025 06:56 (GMT+7)

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản

Theo dõi KT&TD trên

Để tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, hạn chế tình trạng thất thoát tài nguyên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản.

Trong dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Địa chất và Khoáng sản đang được lấy ý kiến, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đề xuất yêu cầu các tổ chức, cá nhân khai thác và tận thu khoáng sản phải lắp đặt thiết bị camera thông minh tại các vị trí chiến lược để kiểm soát việc vận chuyển khoáng sản ra khỏi khu vực khai thác.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, camera thông minh là loại camera giám sát tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), có khả năng nhận diện chuyển động, hình ảnh biển số xe, phân tích dữ liệu và kết nối với hệ thống thông tin, dữ liệu về hoạt động khoáng sản. Hệ thống này sẽ được lắp đặt tại các điểm vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai trường. Đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên sông, hồ, biển, các tổ chức, cá nhân cũng phải lắp đặt camera thông minh để đảm bảo quan sát được toàn bộ quá trình khai thác.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất lắp đặt hệ thống cân điện tử có khả năng kết nối, phân tích và chia sẻ dữ liệu tự động với hệ thống camera thông minh và hệ thống thông tin, dữ liệu về hoạt động khoáng sản. Dữ liệu từ camera và trạm cân, bao gồm sản lượng khoáng sản nguyên khai, khoáng sản đưa vào chế biến và khoáng sản sau chế biến, sẽ được chuyển về máy chủ tại Sở Nông nghiệp và Môi trường địa phương với tần suất ít nhất một lần mỗi ngày.

Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh tình trạng thất thoát khoáng sản vẫn diễn ra phức tạp, thậm chí một số đơn vị đã bị xử lý hình sự. Bộ Nông nghiệp và Môi trường kỳ vọng việc áp dụng công nghệ camera thông minh sẽ giúp tăng cường giám sát liên tục thay vì chỉ dựa vào báo cáo định kỳ như hiện nay.

Hiện nay, các đơn vị khai thác khoáng sản phải lập bản đồ hiện trạng và vẽ mặt cắt khu vực khai thác từ khi bắt đầu đến khi đóng cửa mỏ. Sản lượng khai thác được cập nhật tối thiểu mỗi năm một lần đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, và khoáng sản làm vật liệu thông thường có công suất nhỏ hơn 50.000 m3. Các loại khoáng sản khác phải báo cáo 6 tháng một lần.

Dự thảo Thông tư dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, hạn chế tình trạng thất thoát tài nguyên và đảm bảo tính minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thực hư lòng se điếu giá bạc triệu 1kg
Video lan truyền trên Internet ghi cảnh chủ quán ăn khoe bộ “lòng se điếu” dài đến hơn 40m đang gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Trên nhiều hội nhóm, một kg lòng se điếu được “hét” giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg.
Cà phê Việt: Đậm đà bản sắc, vươn tầm quốc tế
Không đơn thuần là một thức uống, cà phê từ lâu đã trở thành một phần trong nhịp sống văn hóa của người Việt. Từ những quán cóc ven đường đến các chuỗi cửa hàng hiện đại, ly cà phê đen đá hay sữa đá luôn gợi nhớ đến sự chân chất, mạnh mẽ, và có phần phóng khoáng của người Việt.
Đã có 256.797 hồ sơ được hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
Thống kê trên hệ thống cơ sở dữ liệu (Big Data) tự động của ngành Thuế đối với hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, kết quả đến nay, hệ thống đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
Giá xăng, dầu có thể giảm tiếp trong tuần này?
Giá xăng, dầu có thể tiếp tục giảm trong tuần này khi giá dầu thô trên thị trường thế giới vẫn duy trì xu hướng giảm. Theo dự báo, giá xăng có thể giảm từ 400–550 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm 600–750 đồng/lít.
Người tiêu dùng Việt đang ưu tiên điều gì khi mua sắm?
Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sau đại dịch COVID-19, hành vi mua sắm của người Việt đã có nhiều biến chuyển đáng kể, phản ánh không chỉ sự phát triển kinh tế mà còn cả những giá trị văn hóa và xã hội đang dần thay đổi.