0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 05/03/2023 09:32 (GMT+7)

Bình Minh Lai Châu có đủ "sức" thực hiện "tham vọng" làm điện gió?

Theo dõi KT&TD trên

Công ty TNHH Bình Minh Lai Châu (Bình Minh Lai Châu) được thành lập tháng 11/2017, với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Đến tháng 5/2019, Bình Minh Lai Châu tăng mạnh vốn điều lệ lên 680 tỷ đồng.

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản chấp thuận địa điểm và xây lắp cột đo gió cho dự án Nhà máy điện gió Mẫu Sơn của Công ty TNHH Bình Minh Lai Châu (Bình Minh Lai Châu).

Theo đó, địa phương này đồng ý cho Bình Minh Lai Châu được xây dựng cột đo gió thuộc địa bàn xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình để thu thập thông tin dữ liệu, phục vụ việc lập đề xuất dự án.

Doanh nghiệp chỉ mới thành lập từ 2017

Bình Minh Lai Châu được thành lập từ tháng 11/2017, cơ cấu cổ đông sáng lập gồm 2 thể nhân (đều có địa chỉ thường trú tại Hà Nội), bao gồm: ông Đặng Mạnh Dũng (góp 210 tỷ đồng, chiếm 70% vốn điều lệ); và ông Nguyễn Hoàng Giang (góp 90 tỷ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ). Công ty này ban đầu có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng nhà các loại.

Đến tháng 5/2019, Bình Minh Lai Châu tăng mạnh vốn điều lệ lên 680 tỷ đồng. Trong đó, ông Đặng Mạnh Dũng và phu nhân Nguyễn Thị Hoàng Anh sở hữu tổng cộng 44,11% vốn điều lệ. Số cổ phần chi phối, tương đương 55,88% vốn điều lệ công ty do bà Nguyễn Thị Hoàng Yến (sinh năm 1969 đứng tên). Bà Yến cũng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên của Bình Minh Lai Châu.

Bình Minh Lai Châu có đủ "sức" để thực hiện "tham vọng" làm điện gió tại Lạng Sơn? - Ảnh 1
Đường hầm của dự án nhà máy thủy điện Mường Kim 3, có chiều dài khoảng 3,8 km. Liên tục phải gia cố bởi nền địa chất công trình yếu, nhiều bùn đất...

Những chuyển dịch trong cơ cấu cổ đông của Bình Minh Lai Châu diễn ra ít tháng sau khi công ty này được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án thủy điện Mường Kim 3, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Nhà máy có tổng công suất 18,5 MW, với vốn đăng ký đầu tư 596,3 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý 4/2021.

Nhưng cho đến nay, dự án vẫn chưa thể hoàn thành mặc dù đã được triển khai, thi công rất lâu. Đáng chú ý, ngày 28/11/2022, trong quá trình thi công dự án này, do bất cẩn và địa chất công trình hầm không tốt, đã khiến 1 công nhân thợ hầm thiệt mạng.

“Bà chủ” còn là cổ đông sáng lập của Công ty TNHH Bình Minh Sa Pa

Không chỉ được biết đến là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Bình Minh Lai Châu, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến còn là cổ đông sáng lập của Công ty TNHH Bình Minh Sa Pa (Bình Minh Sa Pa).

Công ty TNHH Bình Minh Sa Pa được thành lập ngày 30/8/2016 (địa chỉ trụ sở chính tại số nhà 011 đường An Lạc, phường Bắc Cường, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai). Ban đầu, vốn điều lệ thành lập chỉ 20 tỷ đồng. Đến ngày 13/12/2016, vốn điều lệ tăng lên thành 200 tỷ đồng. Tổng số lao động đăng ký 10 người.

Cổ đông sáng lập là ông Hà Văn Nguyên (sinh ngày 4/11/1982, thôn Phú Xuân, xã Yên Tâm, huyện Yên Định, TP. Thanh Hóa) nắm giữ 40% cổ phần, với số vốn góp 80 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Hoàng Yến (sinh ngày 17/6/1969, chỗ ở hiện tại: Tổ 14 phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) nắm giữ 60% cổ phần, vốn góp 120 tỷ đồng.

Người đại diện pháp luật - Giám đốc công ty là ông Nguyễn Hải Đông (sinh ngày 9/6/1992, chỗ ở hiện tại: Số 23 Liền kề 5, Khu đô thị Đại Thanh, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội).

Hồ sơ cho thấy, thông tin về cổ đông Công ty TNHH Bình Minh Sa Pa là bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, cũng trùng khớp với người đại diện pháp luật - Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Vĩnh Phúc. Công ty này được thành lập ngày 27/5/2011, có địa chỉ trụ sở chính tại nhà số 10, ngõ 105 đường Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Công ty có vốn điều lệ 6 tỷ đồng, tổng số lao động 8 người. Trong đó, cổ đông Nguyễn Thị Hoàng Yến nắm giữ 40% cổ phần, vốn góp 2,4 tỷ đồng; cổ đông Trần Diệu Hà (tổ 69, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) chiếm 40% cổ phần, vốn góp 2,4 tỷ đồng; cổ đông Hoàng Thị Việt Hà (tổ 14, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) nắm giữ 20% cổ phần, vốn góp 1,2 tỷ đồng. Hai cá nhân Hoàng Thị Việt Hà và Trần Diệu Hà còn là cổ đông của một công ty khác có địa chỉ tại đường Lam Sơn (phường Tích Sơn, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến còn là người đại diện theo pháp luật của CTCP Sông Hồng - Bắc Thăng Long (Sông Hồng Bắc Thăng Long).

Đến tháng 12/2019, bà Yến đã chuyển nhượng cổ phần Bình Minh Sa Pa cho bà Nguyễn Thị Kiều Oanh và CTCP Đầu tư MTN Group (MTN Group). Doanh nghiệp này từng được cho khảo sát các dự án thủy điện Thái Niên (60 MW) và Bảo Hà (40 MW) gây xôn xao dư luận tại tỉnh Lào Cai.

Lạng Sơn muốn thành “trung tâm điện gió”

Theo Danh mục đề xuất các dự án điện gió tỉnh Lạng Sơn tham gia đấu thầu trong các giai đoạn quy hoạch tại Đề án tổng thể phát triển điện gió tỉnh Lạng Sơn, trong giai đoạn 2021 - 2030, Tỉnh sẽ tổ chức đấu thầu 27 dự án và 8 dự án sau năm 2030.

Cụ thể, trong giai đoạn tới năm 2030, sẽ có 27 dự án điện gió tham gia đấu thầu với tổng công suất 3.570MW. Một số dự án điển hình như: Nhà máy Điện gió Đình Lập 1 công suất 100MW; Nhà máy Điện gió Văn Quan 1 công suất 100 MW; Nhà máy Điện gió Cao Lộc 1 công suất 100 MW; Nhà máy Điện gió Đình Lập 4 công suất 126 MW; Nhà máy Điện gió Hữu Kiên 120 MW; Nhà máy Điện gió Đình Lập 2C công suất 350 MW; Nhà máy Điện gió Bắc Sơn 450 MW…

Giai đoạn sau năm 2030, sẽ đấu thầu 8 dự án với tổng công suất khoảng 1.126MW bao gồm một số nhà máy đáng chú ý như: T&T OCG Lộc Bình công suất 200MW; Lộc Bình 2 công suất 150 MW…

Ông Nguyễn Đình Đại, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phát triển các dự án điện tái tạo cũng là xu hướng tất yếu, phù hợp với quy luật thị trường. Chúng tôi đang xây dựng chính sách để phục vụ cho hoạt động này”

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Bình Minh Lai Châu có đủ "sức" thực hiện "tham vọng" làm điện gió?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).