0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 13/12/2022 09:22 (GMT+7)

Áp dụng thuế nhập khẩu vào phát thải khí nhà kính

Theo dõi KT&TD trên

Từ ngày 1/1/2023, mức thuế nhập khẩu tại EU phụ thuộc vào hàm lượng phát thải khí nhà kính.

Từ ngày 1/1/2023, mức thuế nhập khẩu tại EU phụ thuộc vào hàm lượng phát thải khí nhà kính. Mức thuế này sẽ được áp dụng với nhiều sản phẩm nhập khẩu thuộc các nhóm hàng: Điện, sắt thép, phân bón, nhôm và xi măng.

Điều này đẩy mạnh hoạt động kinh tế môi trường, ứng dụng phát triển xanh trong các hoạt động sản xuất, kinh tế trên toàn cầu và đặc biệt là các nước có lượng hàng xuất khẩu lớn vào các nước thuộc Liên Minh châu Âu (EU). Việt Nam là một nước có lượng nông sản xuất khẩu lớn. Tuy EU không phải là một thị trường truyền thống của nước ta nhưng các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất vẫn hướng đến các thị trường này vì mức lợi nhuận lớn hơn. Sau khi chính sách này được ban hành, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng giảm lượng phát thải và phát triển xanh trong sản xuất.

Tuy vậy, dường như nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự dành mối quan tâm hàng đầu cho vấn đề này, bởi cho rằng mốc thời gian đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 còn rất dài và vẫn có thể đủng đỉnh. Thế nhưng, những chuyển động chính sách của EU và Mỹ-hai thị trường xuất khẩu rất lớn và quan trọng của hàng hóa Việt Nam-đã cho thấy, hạn chế phát thải khí nhà kính không còn đơn thuần là chung tay với Chính phủ để giữ gìn môi trường xanh cho đất nước, thực hiện cam kết quốc tế nữa, mà đã gắn liền với lợi ích, với sự sống còn của chính các doanh nghiệp.

Áp dụng thuế nhập khẩu vào phát thải khí nhà kính - Ảnh 1
Chú trọng giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất. Ảnh: Người Đưa tin.

Nếu không đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, mức thuế suất áp dụng cho hàng hóa của doanh nghiệp sẽ rất cao, từ đó hàng hóa của doanh nghiệp sẽ có giá bán rất cao nên rất khó cạnh tranh trên thị trường. Bởi thế, doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải nhanh chóng rà soát lại chiến lược sản xuất, kinh doanh; dần thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu, kém thân thiện với môi trường; thúc đẩy chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo trong sản xuất, kinh doanh.

Các cơ quan hữu quan cũng cần tăng cường tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, đẩy mạnh truyền thông để trao đổi thông tin, truyền dẫn thông điệp tới người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật để hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy người dân, doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh. Nhà nước cần đồng hành mạnh mẽ hơn với các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh sang thân thiện với môi trường, tiến tới đưa phát thải ròng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh về 0 càng sớm càng tốt.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ rằng, Việt Nam sẽ phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hơn một năm qua, câu chuyện chuyển đổi năng lượng, hạn chế năng lượng hóa thạch, tiến tới sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo, năng lượng thân thiện với môi trường để thực hiện cam kết quốc gia liên tục được đặt ra trong nhiều cuộc làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhằm tìm giải pháp thực hiện cam kết một cách mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất.

Khi làm việc với các đối tác nước ngoài, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng luôn bày tỏ mong muốn trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này. Chuyển đổi năng lượng, sản xuất xanh, tăng trưởng bền vững là những thuật ngữ đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Cùng với đó, từ mấy năm nay, các dự án điện gió, năng lượng mặt trời đang phát triển rất mạnh, có những dự án công suất lên tới hàng trăm megawatt cho thấy rất rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết tại COP26, thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng trong sản xuất, kinh doanh và cả sinh hoạt.

Về thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU hai năm đầu thực thi (8/2020-7/2022) đạt 83,4 tỷ USD, tức trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn tới 24% so với kim ngạch xuất khẩu trung bình năm giai đoạn 2016-2019 trước đó.

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Áp dụng thuế nhập khẩu vào phát thải khí nhà kính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cuộc thanh lọc ngành F&B: Thách thức và xu hướng 2025
Năm 2024, ngành F&B Việt Nam trải qua “cuộc thanh lọc” khốc liệt với hàng chục nghìn cửa hàng đóng cửa. Tuy nhiên, thách thức cũng mở ra cơ hội. Năm 2025, doanh nghiệp muốn tồn tại phải linh hoạt, sáng tạo và nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới.
Cơ hội nào cho startup ngành đồ uống trong sân chơi toàn cầu hóa?
Thị trường đồ uống toàn cầu đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, mở ra nhiều không gian sáng tạo cho các startup đầy tham vọng. Những thương hiệu lớn với lịch sử hàng thập kỷ như Coca-Cola, PepsiCo hay Nestlé vẫn chiếm lĩnh thị phần khổng lồ, nhưng không còn độc quyền về sự đổi mới.
Mỹ áp thuế tôn mạ Việt Nam 40-88%
Thép mạ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%, theo quyết định của Bộ Thương Mại Mỹ.
Nhượng quyền đồ uống – Mô hình dễ gia nhập nhưng khó thành công?
Thị trường đồ uống tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với vô số thương hiệu nội địa và quốc tế cạnh tranh gay gắt. Nhượng quyền đồ uống trở thành xu hướng phổ biến, thu hút nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ với mơ ước làm giàu nhanh chóng.
Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.

Tin mới

Cuộc thanh lọc ngành F&B: Thách thức và xu hướng 2025
Năm 2024, ngành F&B Việt Nam trải qua “cuộc thanh lọc” khốc liệt với hàng chục nghìn cửa hàng đóng cửa. Tuy nhiên, thách thức cũng mở ra cơ hội. Năm 2025, doanh nghiệp muốn tồn tại phải linh hoạt, sáng tạo và nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới.
Cơ hội nào cho startup ngành đồ uống trong sân chơi toàn cầu hóa?
Thị trường đồ uống toàn cầu đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, mở ra nhiều không gian sáng tạo cho các startup đầy tham vọng. Những thương hiệu lớn với lịch sử hàng thập kỷ như Coca-Cola, PepsiCo hay Nestlé vẫn chiếm lĩnh thị phần khổng lồ, nhưng không còn độc quyền về sự đổi mới.
Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan & phi thuế quan
Chiều 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Phúc Long và hành trình lan tỏa trà Việt đến Gen Z: Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
Trong bối cảnh thị trường trà và cà phê Việt Nam đang dần trở thành một sân chơi sôi động, không chỉ của các thương hiệu quốc tế mà còn của các tên tuổi nội địa, Phúc Long – thương hiệu trà nổi tiếng của Việt Nam, đã và đang xây dựng một hành trình đầy cảm hứng để kết nối trà Việt với thế hệ Gen Z.
Luật Nhà ở sửa đổi: Thị trường kỳ vọng điều gì?
Luật Nhà ở sửa đổi đang là tâm điểm của sự chú ý trên thị trường bất động sản Việt Nam. Sau nhiều năm thực hiện, những bất cập và hạn chế của khung pháp lý hiện hành đã bộc lộ, đòi hỏi những điều chỉnh phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội mới.
Người trẻ và giấc mơ an cư
Căn hộ nhỏ xinh nằm trong khu chung cư hiện đại, ngôi nhà nhỏ có vườn rợp bóng cây xanh, hay căn biệt thự sang trọng nằm trong khu đô thị khép kín - đó từng là "giấc mơ an cư" mà bao thế hệ người Việt ấp ủ.