0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 11/01/2024 08:30 (GMT+7)

2 doanh nghiệp lạm dụng quỹ bình ổn giá đang bị xem xét tước giấy phép kinh doanh

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công Thương đang xem xét tước giấy phép kinh doanh xăng dầu của 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) và Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức.

Vnexpress dẫn nguồn tin từ đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan quản lý đang xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) và Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức.

Trước đó, trong kết luận về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu, Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ 2 doanh nghiệp trên đã sử dụng sai quỹ bình ổn, không kết chuyển về tài khoản quỹ mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp. Hai đơn vị này cũng khai thiếu, nợ thuế bảo vệ môi trường hàng nghìn tỷ đồng.

2 doanh nghiệp lạm dụng quỹ bình ổn giá đang bị xem xét tước giấy phép kinh doanh - Ảnh 1
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang có nhiều vấn đề về quản lý.

Trước vi phạm trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Chính phủ chuyển hồ sơ vi phạm của 2 doanh nghiệp này sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

Liên quan tới trường hợp của hai doanh nghiệp đầu mối xăng dầu này, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính vẫn chưa thống nhất với nhau về quan điểm, cơ quan nào có trách nhiệm trong chốt số dư Quỹ.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến xử lý về số dư quỹ đang để tại hai doanh nghiệp này, trước khi tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu.

Tuy nhiên, trả lời về trường hợp Công ty Hải Hà, Bộ Tài chính cho rằng Bộ Công Thương là cơ quan cấp phép cho doanh nghiệp, cùng với việc xác lập và hình thành quỹ bình ổn giá xăng dầu, chủ trì điều hành giá xăng dầu nên "phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình".

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương thực hiện thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu thì phải chủ động thực hiện đồng bộ việc xử lý quỹ bình ổn giá xăng dầu, tức là gồm cả việc chốt số dư quỹ bình ổn với doanh nghiệp này.

Với Công ty Thiên Minh Đức, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương xác định số dư quỹ bình ổn, tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi thương nhân mở tài khoản quỹ bình ổn, thực hiện việc thu hồi quỹ về ngân sách, trước khi doanh nghiệp bị chấm dứt vai trò là thương nhân đầu mối.

Nhưng phía Bộ Công Thương lại cho rằng, không có chức năng, thẩm quyền và Bộ Tài chính mới là cơ quan có nhiệm vụ quản lý Quỹ bình ổn.

Theo Bộ Công Thương, từ trước đến nay, Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) là đơn vị đầu mối tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chốt số dư quỹ bình ổn xăng dầu, Bộ Công Thương chỉ phối hợp khi có yêu cầu.

Trước khi thu hồi giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của 2 doanh nghiệp trên, Bộ đã gửi công văn yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp thực hiện. Bộ Công Thương cũng yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối về trích lập, sử dụng quỹ. Từ tháng 6/2022, Bộ đã trao đổi phương án đôn đốc nộp số dư quỹ bình ổn giá.

Tại kết luận thanh tra mới công bố, Thanh tra Chính phủ cũng đã nêu rõ rằng, cơ quan quản lý quỹ bình ổn giá còn “đùn đẩy trách nhiệm”, thiếu quy định, quy chế phối hợp, phân công nhiệm vụ trong quản lý quỹ bình ổn giá, kiểm tra, giám sát các thương nhân thực hiện các quy định pháp luật với quỹ nên việc quản lý quỹ chưa đảm bảo chặt chẽ…

H.A

Bạn đang đọc bài viết 2 doanh nghiệp lạm dụng quỹ bình ổn giá đang bị xem xét tước giấy phép kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).