0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 14/02/2025 08:50 (GMT+7)

19 cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo dõi KT&TD trên

Chính phủ đề xuất áp dụng 19 cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đề xuất 19 cơ chế đặc thù làm dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết, mục tiêu của Dự án là nhằm xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc; tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng bảo đảm kết nối hiệu quả mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Về phạm vi đầu tư, điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện, đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km và 03 tuyến nhánh khoảng 27,9 km.

Về quy mô đầu tư, xây dựng mới tuyến đường sắt điện khí hóa khổ 1.435 mm, vận chuyển chung hành khách và hàng hóa; tuyến chính đoạn từ ga Lào Cai Mới đến ga Nam Hải Phòng tốc độ thiết kế 160 km/h, đoạn qua khu vực đầu mối Hà Nội tốc độ thiết kế 120 km/h, các đoạn nối, tuyến nhánh tốc độ thiết kế 80 km/h. Giải phóng mặt bằng đoạn tuyến chính theo quy mô đường đôi, phân kỳ đầu tư trước mắt theo quy mô đường đơn.

Dự án sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực tập trung cho tàu khách và tàu hàng; hệ thống thông tin, tín hiệu tương đương với hệ thống đang sử dụng tại một số tuyến đường sắt vận chuyển chung hành khách và hàng hóa trong khu vực.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất khoảng 2.632 ha, số dân tái định cư khoảng 19.136 người. Đề xuất hình thức đầu tư Dự án là đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư là khoảng 203.231 tỷ đồng (khoảng 8,369 tỷ USD).

Về tiến độ thực hiện, lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành dự án năm 2030.

Để thực hiện thành công và sớm hoàn thành dự án theo tiến độ yêu cầu, Chính phủ đề xuất áp dụng 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, trong đó có 15/19 cơ chế, chính sách đã được Quốc hội cho phép áp dụng đối với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 và đề xuất bổ sung 4 cơ chế, chính sách khác.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, dự án đáp ứng tiêu chí dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Hồ sơ Dự án đáp ứng yêu cầu của Luật Đầu tư công.

Về sự cần thiết của Dự án, Ủy ban Kinh tế thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án với những cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và những lý do thực tiễn đã được nêu tại Tờ trình.

Về phạm vi, quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật, tốc độ thiết kế, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ. Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn việc chuyển giao công nghệ, vận hành, khai thác Dự án sau khi hoàn thành để tránh việc phụ thuộc công nghệ và việc xây dựng Dự án đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng, quốc phòng, an ninh.

Về phương án đầu tư, Chính phủ đề xuất phân kỳ đầu tư Dự án theo quy mô đường đơn và thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy mô quy hoạch đường đôi và sẽ đầu tư hoàn thiện trong giai đoạn sau. Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, nhu cầu vận tải của tuyến này còn chưa cao và hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã có tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt hiện hữu (khổ 1.000 mm) cùng khai thác thì việc đề xuất đầu tư phân kỳ Dự án là phù hợp và việc đầu tư hoàn thiện sẽ được nghiên cứu khi có nhu cầu.

Uỷ ban Kinh tế nhận thấy, Dự án có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược dài hạn và có quy mô rất lớn, yêu cầu về công nghệ kỹ thuật phức tạp. Do đó, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cho Dự án thì việc Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là rất cần thiết.

Theo đó, trên cơ sở rà soát các chính sách đặc thù, đặc biệt của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và đặc điểm của Dự án, Chính phủ đề xuất cho phép áp dụng 15 chính sách tại Nghị quyết số 172/2024/QH15, do đó Uỷ ban Kinh tế cơ bản nhất trí với các cơ chế, chính sách này.

A.N

Bạn đang đọc bài viết 19 cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam có khoảng 33 cảng hàng không vào năm 2050
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định 142/QĐ-BGTVT ngày 12/02/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghệ thuật pha trà Việt Nam: Bí quyết giữ trọn hương vị và tinh thần trà đạo
Nghệ thuật pha trà là hội tụ của sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng công đoạn để giữ trọn hương vị của trà cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với trà đạo. Một ấm trà ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhiều yếu tố, trong đó cách pha trà đóng vai trò quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng của từng loại trà.

Tin mới

Giá vàng miếng SJC chạm ngưỡng 92 triệu đồng/lượng
Chiều nay (19/2), thị trường vàng trong nước đồng loạt tăng, với mức tăng lên đến hàng triệu đồng cả ở chiều mua và bán. Hiện giá vàng miếng SJC đã chạm ngưỡng 92 triệu đồng/lượng. Tại Hà Nội, nhiều người dân vẫn tiếp tục săn mua vàng nhẫn tròn trơn.
Yi He Tang Việt Nam đã làm thế nào để chiếm được cảm tình của khách hàng trẻ?
Yi He Tang, thương hiệu trà sữa đình đám đến từ Trung Quốc, đã làm thế nào để chiếm trọn cảm tình của giới trẻ Việt Nam? Thành công này không phải ngẫu nhiên mà là kết quả của một chiến lược tinh tế kết hợp giữa sản phẩm chất lượng, trải nghiệm khách hàng độc đáo và cách tiếp cận thị trường khéo léo
Nghệ thuật pha trà Việt Nam: Bí quyết giữ trọn hương vị và tinh thần trà đạo
Nghệ thuật pha trà là hội tụ của sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng công đoạn để giữ trọn hương vị của trà cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với trà đạo. Một ấm trà ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhiều yếu tố, trong đó cách pha trà đóng vai trò quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng của từng loại trà.
Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD
Sáng 19/2, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với 463/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.