0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 03/01/2024 16:18 (GMT+7)

Vụ trúng đấu giá 4 tỷ/m2 đất rồi xin rút lại cọc, lãnh đạo huyện Mê Linh nói gì?

Theo dõi KT&TD trên

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh thông tin việc trả giá hơn 4 tỷ đồng/m2 đất là việc nhầm lẫn bình thường. Cơ quan chức năng của huyện đang xem xét lại một cách cụ thể về sự việc này, từ đó đưa ra hướng giải quyết hợp lý theo quy định pháp luật.

tm-img-alt
Phiên đấu giá 46 thửa đất ở thôn Chu Trần (xã Tiến Thịnh)

Đúng ngày cuối cùng của năm 2023, UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức đấu giá 46 thửa đất ở thôn Chu Trần (xã Tiến Thịnh), với sự tham gia đấu giá của 175 người. Các thửa đất có diện tích từ gần 84m2 đến 300m2, mức giá khởi điểm từ 23,2 triệu đồng/m2 đến 31,9 triệu đồng/m2.

Tại phiên đấu giá, chỉ có một số thửa đất có đông người tham gia đấu giá, nhiều nhất 19 hồ sơ, ít nhất 2 hồ sơ. Hầu hết giá trúng cao hơn giá khởi điểm 1 - 5 triệu đồng một m2, mức chênh lệch cao nhất 47,6 triệu đồng/m2 đối với thửa đất có giá khởi điểm 30 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, khi quá nửa số thửa đất đã đấu giá thành công, đấu giá viên đang công bố các phiếu trả giá cho thửa đất 102m2, giá khởi điểm 30 triệu đồng/m2, thì hội trường đấu giá bỗng huyên náo. Một cá nhân tên Nguyễn Thanh Tùng đã trả 4,28 tỷ đồng/m2 cho thửa đất trên, gấp 142 lần giá khởi điểm và trở thành người trúng đấu giá. Đấu giá viên điều hành đã đề nghị ông Tùng cầm căn cước công dân lên bàn thư ký phiên đấu giá để ký biên bản như những người trúng giá trước đó.

Kết thúc phiên đấu giá, ông Tùng đã nán lại nói chuyện với đơn vị tổ chức đấu giá và đại diện chính quyền huyện.

Trao đổi với báo chí, ông Tùng cho biết đây là lần đầu đi đấu giá quyền sử dụng đất nên "tâm lý hơi căng thẳng và cuống nên đã ghi nhầm". Ông mong muốn cơ quan chức năng xem xét cho xin rút lại tiền cọc hơn 600 triệu đồng (bằng 20% giá trị thửa đất tính theo giá khởi điểm) vì "đó là số tiền lớn".

Trường hợp đấu giá của ông Tùng gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua, nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vụ việc này.

Trao đổi với PV về sự việc trên, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh ông Hoàng Anh Tuấn cho biết, về nguyên tắc, quy chế đấu giá, người trúng đấu giá phải thực hiện nghĩa vụ tài chính. Ngược lại, nếu người trúng đấu giá không thực hiện nghĩa vụ trên, đồng nghĩa với việc mất cọc.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh nói rằng "việc trả giá hơn 4 tỷ đồng/m2 trên là việc nhầm lẫn bình thường". Cơ quan chức năng của huyện đang xem xét lại một cách cụ thể về sự việc này, từ đó đưa ra hướng giải quyết hợp lý theo quy định pháp luật.

"Chúng tôi sẽ làm đúng và chặt chẽ theo nguyên tắc để bảo vệ quyền lợi của những người liên quan tới phiên đấu giá này", Chủ tịch UBND huyện Mê Linh nhấn mạnh.

Bạn đang đọc bài viết Vụ trúng đấu giá 4 tỷ/m2 đất rồi xin rút lại cọc, lãnh đạo huyện Mê Linh nói gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.