0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 14/03/2024 16:21 (GMT+7)

Vi phạm trong lĩnh vực môi trường, Công ty Cổ phần sân golf Hà Nội bị xử phạt 345 triệu đồng

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt với Công ty cổ phần Sân Golf Hà Nội gần 350 triệu đồng vì vi phạm trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên nước.

Theo quyết định số 5560/QĐ-XPHC của UBND TP.Hà Nội về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường đối Công ty cổ phần sân golf Hà Nội (địa chỉ tại thôn Thái Lai, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn) nêu rõ, lý do Công ty cổ phần Sân Golf Hà Nội bị xử phạt là không có giấy phép môi trường theo quy định, trong khi thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.

Chiểu theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 14 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Công ty cổ phần Sân Golf Hà Nội bị xử phạt 320 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là buộc công ty thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 14 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày công ty nhận được quyết định.

Ngày 20/10/2023, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng đã ban hành quyết định số 632/QĐ-XPHC đối với Công ty cổ phần Sân Golf Hà Nội với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định trong trường hợp khai thác nước, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng trên 10m3/ngày đêm đến dưới 30m3/ngày đêm.

Theo quy định tại khoản 3, điều 9 và khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước và khoáng sản, Công ty cổ phần Sân Golf Hà Nội bị xử phạt 15 triệu đồng.

Đồng thời, buộc công ty nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, khoản 10, Điều 9 Nghị định 36/2020/NĐ-CP là 10.304.780 đồng.

Như vậy, tổng mức xử phạt của Công ty cổ phần Sân Golf Hà Nội là 345.304.780 đồng.

Đối tượng nào bắt buộc phải có giấy phép môi trường?

Theo quy định tại điều 39, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, có 2 nhóm đối tượng xin cấp giấy phép môi trường, cụ thể như sau:

1.1. Các dự án đầu tư thuộc nhóm I, II, III

Các dự án này trong quá trình hoạt động: có phát thải ra môi trường hoặc phát sinh các chất độc hại cần được quản lý chặt chẽ. Trong đó:

Nhóm I – nhóm dự án nguy cơ cao, gây ra tác động xấu cho môi trường, bao gồm:

Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chứa nhiều rủi ro gây ô nhiễm môi trường diện rộng, công suất lơn. Dự án xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài; Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tuy khả năng gây ô nhiễm ở ngưỡng trung bình, nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường. Hoặc dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng chứa đựng rủi ro gây ô nhiễm với quy mô, công suất lớn, kèm theo các yếu tố nhạy cảm về môi trường;

Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước và khu vực biển với quy mô lớn; Dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản với quy mô lớn, công suất cao hoặc có yếu tố nhạy cảm về môi trường; Dự án liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất có quy mô trung bình trở lên; Dự án buộc phải di dân, tái định cư quy mô lớn.

Nhóm II – nhóm tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu tới môi trường, bao gồm:

Dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm môi trường ở quy mô, công suất trung bình, hoặc có yếu tố nhạy cảm với môi trường; Dự án không thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng vừa tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, vừa có yếu tố nhạy cảm với môi trường;

Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm với môi trường; Dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản với quy mô trung bình, hoặc nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm với môi trường; Dự án liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất mặc dù quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm với môi trường; Dự án buộc phải di dân, tái định cư với quy mô trung bình

Nhóm III – nhóm dự án ít có nguy cơ tác động xấu lên môi trường, bao gồm:

Dự án sản xuaaqts, kinh doanh dịch vụ có quy mô, công suất nhỏ; Dự án không hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhưng có nguy cơ gây phát thải không khí hoặc phát sinh chất thải nguy hại.

Tuy nhiên, nếu các đối tượng trên thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì không cần phải làm giấy phép môi trường.

1.2. Các dự án đầu tư, cụm công nghiệp, khu sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tập trung

Nhóm đối tượng này: có tiêu chí về môi trường như đối tượng nêu trên, hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ Môi trường có hiệu lực thi hành.

Bạn đang đọc bài viết Vi phạm trong lĩnh vực môi trường, Công ty Cổ phần sân golf Hà Nội bị xử phạt 345 triệu đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.