0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 07/01/2025 06:50 (GMT+7)

Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế

Theo dõi KT&TD trên

Để hỗ trợ tốt nhất cho người nộp thuế thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế, Tổng cục Thuế đã và đang chuẩn bị triển khai “Chương trình hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế”.

Để làm rõ những lợi ích của Chương trình, bà Ngô Thị Thùy Linh - Phó trưởng Ban Quản lý rủi ro (Tổng cục Thuế) đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.

Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Phương Anh

PV: Được biết, Tổng cục Thuế sắp triển khai “Chương trình tuân thủ tự nguyện hỗ trợ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)”. Xin bà cho biết những điểm mới nổi bật của Chương trình là gì?

Bà Ngô Thị Thùy Linh: Như chúng ta đã biết, thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính rất quan tâm và có nhiều chỉ đạo về tiếp tục đẩy nhanh công tác giải quyết các hồ sơ hoàn thuế GTGT. Tổng cục Thuế cũng đã khẩn trương, quyết liệt chỉ đạo, tìm giải pháp giải quyết hồ sơ hoàn thuế nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả cho doanh nghiệp (DN).

Tổng cục Thuế đã hoàn thiện Quy trình hoàn thuế, xây dựng Bộ tiêu chí giúp phân loại hoàn thuế được minh bạch, hiệu quả, đẩy mạnh tự động hoá trong tất cả các khâu của quy trình xử lý hồ sơ hoàn, tổ chức các buổi đối thoại DN chia sẻ thẳng thắn nhằm tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc cho DN hoàn thuế.

Với mục tiêu “Chuyển đổi số toàn diện, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế” và “Lấy người nộp thuế là trung tâm phục vụ”, trong thời gian tới, ngành Thuế sẽ tìm kiếm những giải pháp mới thông qua việc nghiên cứu áp dụng trí tuệ nhân tạo, máy học, phân tích dữ liệu lớn… hỗ trợ công tác quản lý thuế nói chung và hoàn thuế nói riêng, trong đó có việc xây dựng “Chương trình tuân thủ tự nguyện hỗ trợ hoàn thuế GTGT” với mục tiêu chính là hỗ trợ hoàn thuế nhanh cho NNT, tạo thuận lợi cho NNT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

PV: Để tham gia Chương trình, DN cần đáp ứng điều kiện gì, thưa bà?

Bà Ngô Thị Thùy Linh: Để xác định NNT đủ điều kiện tham gia Chương trình, chúng tôi xây dựng Bộ Chỉ số tiêu chí (CSTC) đánh giá rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ của NNT và xây dựng phiếu khảo sát thông tin NNT. Việc đánh giá này sẽ thực hiện tự động trên cơ sở khai thác và phân tích dữ liệu lớn của ngành Thuế.

Nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Thông qua “Chương trình tuân thủ tự nguyện hỗ trợ hoàn thuế giá trị gia tăng”, ngành Thuế muốn hướng tới việc nâng cao tính tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế của người nộp thuế, minh bạch hoá hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, qua đó, giúp doanh nghiệp được hoàn thuế nhanh chóng.

Phó trưởng Ban QLRR Ngô Thị Thùy Linh

Bộ CSTC sẽ đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong vòng hai năm từ các thông tin liên quan đến việc đăng ký thuế, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, vốn, nhân thân chủ sở hữu DN đến các thông tin về lịch sử hoàn thuế, lịch sử kết quả thanh kiểm tra, đánh giá quá trình sử dụng hóa đơn của NNT, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đó, hệ thống sẽ tự xác định những người đủ điều kiện tham gia Chương trình. Sau đó, chúng tôi sẽ lựa chọn những DN đủ điều kiện tham gia Chương trình và gửi thông báo điện tử tự động đến DN mời tham gia Chương trình.

Để hỗ trợ hoàn thuế nhanh, DN sẽ thực hiện cung cấp thông tin của DN thông qua phiếu khảo sát thông tin DN. Tại phiếu này, chúng tôi cũng mong muốn DN sẽ kê khai các thông tin liên quan đến kho hàng, quy trình sản xuất, cung đường vận chuyển hàng hoá, thông tin khách hàng, đối tác DN… Qua đó, chúng tôi cũng đánh giá tính hợp tác, trung thực của NNT trong việc khai báo thông tin với cơ quan thuế, giúp đẩy nhanh xử lý hồ sơ hoàn thuế.

Đặc biệt, trong thời gian tới, cơ quan thuế sẽ thực hiện kết nối dữ liệu định vị GPS với cơ quan chức năng để xác định hành trình của các xe vận tải chở hàng. Xác định khối lượng hàng hoá tương ứng với số thuế hoàn.

Mặt khác, ngành Thuế sẽ đẩy mạnh việc phối hợp trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các cơ quan liên quan để tiếp tục thu thập dữ liệu về dòng tiền, tài khoản ngân hàng, bảo hiểm… kết hợp với dữ liệu thông tin NNT để theo dõi, đánh giá sức khoẻ DN, phục vụ phòng chống gian lận hoàn thuế, gian lận hoá đơn.

Trường hợp DN thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau thì hồ sơ hoàn thuế của DN được xem xét thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế trong thời hạn từ 3 đến 5 năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế

PV: Doanh nghiệp được hưởng lợi gì khi tham gia “Chương trình tuân thủ tự nguyện hỗ trợ hoàn thuế GTGT”, thưa bà?

Bà Ngô Thị Thùy Linh: Nếu NNT đủ điều kiện và tham gia Chương trình tuân thủ tự nguyện hỗ trợ hoàn thuế GTGT sẽ được cơ quan thuế ưu tiên giải quyết hoàn thuế nhanh khi có đề nghị hoàn cụ thể: Khi DN có đề nghị hoàn gửi cơ quan thuế, trường hợp NNT được cấp thẻ thành viên tham gia chương trình sẽ được cơ quan thuế ưu tiên giải quyết trước hồ sơ đề nghị hoàn thuế (ưu tiên kiểm tra trước hoặc ưu tiên hoàn trước).

Trường hợp đề nghị hoàn được ứng dụng quản lý rủi ro phân loại hoàn thuế trước kiểm tra sau thì được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế ngay, mà không yêu cầu DN giải trình bổ sung hồ sơ đề nghị hoàn thuế.

Trường hợp DN thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau thì hồ sơ hoàn thuế của DN được xem xét thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế trong thời hạn từ 3 đến 5 năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế, thay vì từ 1 đến 3 năm như các đề nghị hoàn thông thường. Trừ trường hợp cấp thiết thì cơ quan thuế mới thực hiện kiểm tra ngay sau hoàn.

PV: Các hoạt động hỗ trợ của cơ quan thuế được triển khai ra sao để giúp NNT tuân thủ pháp luật thuế?

Bà Ngô Thị Thùy Linh: Bên cạnh giải pháp hỗ trợ hoàn thuế nhanh, đối với DN là thành viên của Chương trình còn được cơ quan thuế thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác, đó là: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ cho các thành viên của Chương trình; tổ chức đối thoại với DN, hội nghị tập huấn về thủ tục hành chính thuế; các hội thảo do cơ quan thuế phối hợp với các hiệp hội DN, ngành nghề, để hỗ trợ, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tham gia Chương trình.

Hỗ trợ, cảnh báo, cung cấp thông tin giúp NNT là thành viên của Chương trình thực hiện soát xét hồ sơ kê khai thuế, hoá đơn điện tử có dấu hiệu rủi ro để phòng tránh và xử lý ngay các sai phạm trong quá trình hoạt động.

Doanh nghiệp được cơ quan thuế công khai danh sách tham gia Chương trình trên các phương tiện truyền thông của ngành Thuế.

PV: Kế hoạch triển khai Chương trình sẽ thực hiện thế nào?

Bà Ngô Thị Thùy Linh: Thông qua buổi trao đổi ngày hôm nay, chúng tôi mong muốn được lắng nghe ý kiến từ DN để hoàn thiện Chương trình, báo cáo lãnh đạo và cơ quan cấp trên để triển khai Chương trình. Theo dự kiến chúng tôi sẽ triển khai trong quý I/2025.

Chương trình này sẽ thực hiện triển khai trên toàn quốc. Sau 3 - 6 tháng, chúng tôi sẽ có đánh giá hoàn thiện Chương trình để Chương trình đem lại hiệu quả cao và thiết thực với DN, góp phần chuyển đổi số toàn diện, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý thuế, phát triển hệ sinh thái ứng dụng thuế điện tử với mục tiêu “Lấy người nộp thuế là trung tâm phục vụ”. Qua đó, cũng nâng cao được tinh tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế của NNT.

PV: Xin cảm ơn bà!

Bạn đang đọc bài viết Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tín dụng TP.HCM bứt tốc đầu năm 2025
Tín dụng TP.HCM tăng mạnh quý I/2025, đạt gần 4 triệu tỷ đồng. Doanh nghiệp sản xuất phục hồi, lãi suất ưu đãi, nhưng cần cảnh giác 'bong bóng' tín dụng.

Tin mới

Khẩn trương trình ban hành Nghị quyết sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo đúng tiến độ, yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương.
Giá vật liệu xây dựng liên tục tăng
Những tưởng cát, thứ vật liệu tưởng chừng như vô tận và bình dị, lại đang nổi lên như một cơn bão ngầm, càn quét qua ngành xây dựng và đời sống của người dân miền Trung, đặc biệt tại Đà Nẵng và Quảng Nam.
Dòng tiền đang chảy về đâu trên thị trường bất động sản trong năm 2025?
Thị trường bất động sản Việt Nam trong những tháng đầu năm 2025 đang chứng kiến những chuyển biến đáng chú ý trong dòng chảy vốn đầu tư. Sau giai đoạn trầm lắng và điều chỉnh sâu, những tín hiệu phục hồi đã bắt đầu xuất hiện rõ nét hơn với sự quan tâm có chọn lọc của các nhà đầu tư.
Mua sắm online: Nhanh, tiện nhưng rủi ro ngày càng lớn
Không thể phủ nhận, mua sắm online đang ngày càng trở thành một phần thiết yếu trong đời sống hiện đại. Chỉ với vài cú nhấp chuột hoặc thao tác trên điện thoại, người tiêu dùng có thể sở hữu món hàng mình yêu thích mà không cần bước chân ra khỏi nhà.
Nông sản Việt và hành trình Xanh hóa: Xu hướng hay cuộc cách mạng?
Giữa bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ về nhận thức tiêu dùng, nông sản Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc thay đổi lớn. "Xanh hóa" không còn là khái niệm xa lạ mà đang dần trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp nước nhà.
Nhận diện các chiêu trò lừa đảo online tinh vi nhất hiện nay
Thế giới số hóa mang đến vô vàn tiện ích nhưng cũng kéo theo rủi ro ngày càng tinh vi. Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không ngừng tiến hóa, sử dụng công nghệ hiện đại và thủ thuật tâm lý tinh tế để đánh lừa ngay cả những người dùng internet thông thạo nhất.