0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 15/02/2023 08:25 (GMT+7)

TP. Hà Nội chấn chỉnh việc lập, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất

Theo dõi KT&TD trên

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã yêu cầu Sở TN&MT, UBND các quận, huyện, thị xã chấn chỉnh công tác lập, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

TP. Hà Nội chấn chỉnh việc lập, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất - Ảnh 1

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của 30 quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, nội dung trình của Sở Tài nguyên và Môi trường còn một số nội dung phải hoàn thiện, chỉnh sửa và thời điểm trình, chuyển hồ sơ còn chưa bảo đảm.

Để khắc phục nội dung trên, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn, đôn đốc và tổ chức thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, đảm bảo đúng quy trình và thời điểm UBND thành phố phê duyệt theo quy định của pháp luật.

UBND thành phố cũng chỉ đạo rõ, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã hoàn toàn chịu trách nhiệm về chỉ tiêu sử dụng đất, việc đảm bảo tính pháp lý, chính xác, điều kiện theo quy định của danh mục các dự án thực hiện trong năm, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục, các nội dung trong hồ sơ, tờ trình, quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo quy định tại Điều 48 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bổ sung tại Khoản Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018).

UBND thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, giám sát UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện theo quy định...

Trước đó, tại kỳ họp thứ mười ngày 8/12/2022, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Danh mục các dự án thu hồi đất; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023 thành phố Hà Nội.

Theo đó, thông qua danh mục 2.737 dự án thu hồi đất năm 2023 với diện tích 9.357,4ha; thông qua danh mục 1.456 công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2023, với diện tích là 2.464,24ha.

Kinh phí bố trí để bồi thường, giải phóng mặt bằng được sử dụng trên cơ sở danh mục dự án được HĐND thành phố thông qua, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố đã có trong kế hoạch đầu tư công của thành phố được cân đối trong Nghị quyết về phân bổ dự toán ngân sách thành phố năm 2023 của HĐND thành phố.

Các dự án thuộc ngân sách cấp quận, huyện để các quận, huyện bố trí. Các dự án ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, đảm bảo bố trí đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng trong năm 2023.

Theo báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố nhận định, các tiêu chí và danh mục dự án UBND thành phố trình HĐND thành phố là cần thiết và phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, để HĐND thành phố có thêm thông tin thảo luận, quyết nghị, đề nghị UBND thành phố rà soát bổ sung, báo cáo làm rõ một số nội dung.

Bổ sung, cập nhật thông tin rà soát danh mục các dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đề xuất trong năm 2023 đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất còn lại của giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch sử dụng đất của các huyện đã được UBND thành phố phê duyệt; trong đó cập nhật, bổ sung kết quả, tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố (kèm theo bảng biểu) theo quy định tại Thông tư 09/2021/TT/BTNMT ngày 30-6-2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối với dự án vốn ngân sách, đề nghị UBND thành phố rà soát, bổ sung thông tin về hiệu lực, tiến độ của tất cả dự án (còn hiệu lực) để đảm bảo đúng tiêu chí như tờ trình; rà soát đối tượng, thẩm quyền thu hồi đất đảm bảo phù hợp theo quy định của pháp luật. Rà soát một số dự án không phải dự án vốn ngân sách hiện đang đưa vào biểu vốn ngân sách. Khẳng định và chỉ đưa vào danh mục các dự án đúng tiêu chí, thẩm quyền, đúng đối tượng thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất lúa đúng quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đảm bảo các dự án được bố trí kinh phí để bồi thường giải phóng mặt bằng trong dự toán ngân sách năm 2023 của cấp thành phố, cấp huyện và cấp xã theo phân cấp.

Đối với dự án vốn ngoài ngân sách, UBND thành phố rà soát, bổ sung, làm rõ căn cứ, tiến độ thực hiện và tính khả thi thực hiện đối với toàn bộ các dự án tại biểu 2 (dự án ngoài ngân sách); căn cứ, thẩm quyền, đối tượng thu hồi đất phù hợp quy định của pháp luật; căn cứ, điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất lúa theo quy định tại Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT; khẳng định đảm bảo đúng tiêu chí như Tờ trình và không đưa vào danh mục trình HĐND thành phố những dự án chưa đảm bảo căn cứ, tiêu chí, đối tượng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đảm bảo chủ đầu tư bố trí kinh phí giải phóng mặt bằng theo tiến độ dự án.

Bạn đang đọc bài viết TP. Hà Nội chấn chỉnh việc lập, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.

Tin mới

Trà xanh: Bí ẩn từ sắc xanh đến hương vị
Màu xanh của trà xanh không chỉ là dấu ấn đặc trưng mà còn phản ánh chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Từ sắc tố diệp lục đến kỹ thuật chế biến, bài viết sẽ khám phá nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng, giúp bạn hiểu rõ hơn về loại trà tuyệt vời này.
Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng thị trường khởi sắc trong năm 2025
Sau giai đoạn khó khăn kéo dài, doanh nghiệp BĐS đang đặt nhiều kỳ vọng vào một chu kỳ hồi phục mới trong năm 2025, những tín hiệu tích cực từ chính Hỗ trợ sách của phủ Chính, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và nhu cầu gia tăng về nhà ở và văn phòng cho thuê đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp.
Ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động
Từ đầu tháng 11 tới nay đã có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.
Nhà giá rẻ "mất hút" trên thị trường bất động sản Hà Nội
Báo cáo mới đây của OneHousing cho biết, thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới, tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì)...
Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.