0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 13/11/2023 07:16 (GMT+7)

Tin không khí lạnh; cảnh báo mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và các chỉ đạo ứng phó

Theo dõi KT&TD trên

Tin không khí lạnh; cảnh báo mưa lớn ở Trung Bộ và các chỉ đạo ứng phó mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất.

Tin không khí lạnh; cảnh báo mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và các chỉ đạo ứng phó- Ảnh 1.

Không khí lạnh tràn về, vùng núi có nơi xuống dưới 11 độ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng sớm 13/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7.

Dự báo diễn biến không khí lạnh, trên đất liền: ngày hôm nay (13/11) không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7.

Ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 12-15 độ, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ.

Trên biển: ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh lên cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, sóng biển cao 4,0-6,0m, biển động mạnh.

Ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh lên cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2,0-4,0m, biển động mạnh. Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và phía Bắc khu vực Giữa Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động.

Dự báo chi tiết:

Thời điểm dự báo Khu vực ảnh hưởng Nhiệt độ thấp nhất (oC) Nhiệt độ trung bình (oC)
Ngày và đêm 13/11 Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 15-18, vùng núi 12-15, vùng núi cao có nơi dưới 11 18-20, vùng núi 16-18, có nơi dưới 15
Ngày và đêm 14/11 Bắc Bộ 17-20, vùng núi 14-17, vùng núi cao có nơi dưới 13 20-22, vùng núi 18-20, có nơi dưới 16
Bắc Trung Bộ 17-20 21-23

Cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm: Ngày 13/11, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 13/11 đến ngày 17/11, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội: Mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.

Mưa dông và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.

Nhiệt độ giảm thấp có khả năng ảnh hưởng tới cây trồng, vật nuôi.

Miền Trung mưa lớn, có nơi trên 450mm

Đêm qua và sáng sớm nay (13/11), ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to; riêng ở Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa tính từ 19h/12/11 đến 03h/13/11 có nơi trên 50mm như: Trịnh Tường (Lào Cai) 172.2mm, Bản Ngần (Hà Giang) 114.4mm, Đông Cửu (Phú Thọ) 58.8mm, Quân Chu (Thái Nguyên) 74.0mm, Lũng Vân (Hòa Bình) 59.0mm, Quỳnh Bá (Nghệ An) 93.4mm, Kỳ Nam (Hà Tĩnh) 64.6mm, Lệ Ninh (Quảng Bình) 105.0mm, Vĩnh Kim (Quảng Trị) 74.8mm, Hòa Ninh (Đà Nẵng) 72.2mm, Hành Dũng (Quảng Ngãi) 95.8mm, ...

Dự báo diễn biến mưa lớn trong 24 đến 48 giờ tới: Ngày 13/11, ở khu vực Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 30-60mm, có nơi trên 80mm.

Từ ngày 13/11 đến ngày 14/11, ở khu vực Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 60-120mm, có nơi trên 150mm.

Từ ngày 13/11 đến ngày 14/11, ở khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 80-180mm, có nơi trên 250mm.

Khu vực Thời gian ảnh hưởng Tổng lượng (mm)
Nghệ An Từ 03h/13/11-22h/13/11 30-60, có nơi trên 80
Hà Tĩnh Từ 03h/13/11-19h/14/11 60-120, có nơi trên 150
Từ Quảng Bình đến Phú Yên Từ 03h/13/11-22h/14/11 80-180, có nơi trên 250

Ngoài ra, ngày 13/11, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Cảnh báo: Từ đêm 14-17/11, ở khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 400mm.

Dự báo tác động của mưa lớn: Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng các diện tích lúa, hoa màu tại các khu vực trũng, thấp; đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai có văn bản số 417/VPTT gửi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên đề nghị ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất.

Theo tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ ngày 13-17/11/2023, khu vực từ Hà Tĩnh đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 200-500mm, có nơi trên 700mm; từ đêm 12-13/11, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa từ 50-100mm, có nơi trên 150mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng các khu vực trũng, thấp, khu đô thị.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.

Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, nguy cơ cao sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện lưu thông nếu không bảo đảm an toàn; chủ động triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt.

Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.

Kiểm tra, rà soát, vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các công trình đang thi công, nhất là các công trình trọng điểm, xung yếu hoặc đã xảy ra sự cố do mưa lũ trong thời gian vừa qua.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại (tài liệu tham khảo đã được Ban Chỉ đạo xây dựng và đăng tải trên website: https://phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/Tai-lieu-truyen-thong-pctt.aspx).

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Đà Nẵng tập trung ứng phó mưa lũ, ngập lụt và sạt lở đất

Ngày 12/11, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Công văn số 6237/UBND-PCTT về tập trung ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất.

Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, ngập lụt và ngập úng đô thị, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán đảm bảo an toàn cho Nhân dân.

Sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn; vận động người dân kê tài sản, khơi thông, không làm cản trở dòng chảy, tiêu thoát nước tại các kênh mương và cửa thu nước trước nhà để nâng cao hiệu quả thoát nước; sẵn sàng nhân lực, vật tư trang thiết bị, xử lý theo phương châm “04 tại chỗ”.

Theo tin của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, từ ngày 13-17/11 tại thành phố Đà Nẵng khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa tại các quận, huyện của thành phố phố biến 250-450mm, có nơi trên 600mm. Đợt mưa lớn này có khả năng gây ngập diện rộng khu vực thấp trũng và nhiều tuyến đường giao thông trên địa ban thành phố.

Từ ngày 13/11 đến 18/11, trên các sông thuộc thành phố Đà Nang khả năng xuất hiện một đợt lũ. Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ chiều 12/11, vịnh Bắc Bộ, Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và phía Bắc khu vực giữa Biển Đông có gió Đông Bắc cấp 6-8, giật cấp 8-9.

Để chủ động ứng phó với thiên tai, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ tập trung triển khai, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 12/5/2023 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, Phương án phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với một số kịch bản thiên tai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2023 ban hành tại Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 7/7/2023, Quyết định số 2440/QĐ-UBND ngày 6/11/2023 và các Công điện ứng phó thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố.

Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện chỉ đạo công tác về thông tin, truyền thông ứng phó mưa lớn, lũ và đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trước, trong và sau thiên tai và đề nghị Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên thường xuyên cập nhật thông tin, tuyên truyền về diễn biến mưa lũ, ngập lụt, ngập đô thị, sạt lở đất đá,... để chính quyên các cấp và Nhân dân biết, chủ động ứng phó đảm bảo an toàn cho người, tài sản và phương tiện.

Chủ tịch UBND các quận, huyện thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, ngập lụt và ngập úng đô thị, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán đảm bảo an toàn cho Nhân dân, nhất là tại các khu vực dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, ngập lụt, ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét,... sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn;

Tổ chức lực lượng canh gác, chốt chặn tại các tuyến đường, khu vực ngập sâu, ngầm, cầu tràn; tổ chức nạo vét, khơi thông tuyến, cống thoát nước thuộc phạm vi quản lý để hạn chế tình trạng ngập cục bộ; vận động người dân kê tài sản, khơi thông, không làm cản trở dòng chảy, tiêu thoát nước tại các kênh mương và cửa thu nước trước nhà để nâng cao hiệu quả thoát nước.

Chỉ đạo UBND các phường và đơn vị thoát nước của địa phương rà soát toàn bộ và triển khai khơi thông cửa thu nước trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý; sẵn sàng nhân lực, vật tư trang thiết bị, xử lý theo phương châm “04 tại chỗ”.

Các đơn vị lực lượng vũ trang, UBND các quận, huyện, các sở, ngành kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, đồi núi lũ quét, ngập lụt, chủ động có giải pháp đảm bảo an toàn người và tài sản; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để kịp thời hỗ trợ người dân sơ tán, cứu hộ, cứu nạn và xử lý các tình huống do thiên tai có thể gây ra.

Đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố hỗ trợ điều động lực lượng, phương tiện đến các vị trí trọng điểm, xung yếu để hỗ trợ sơ tán và cứu hộ, cứu nạn tại các điểm: khu vực đường Hoàng Văn Thái, Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu); khu vực Khe Cạn, đường Thái Thị Bôi (quận Thanh Khê); khu vực đường Nguyễn Nhàn (quận cẩm Lệ), khu vực cuối đường Trưng Nữ Vương (hồ Ba Sen Vàng, quận Hải Châu) và các điểm xung yếu, nguy cơ ngập khác trên địa bàn thành phố; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố điều lực lượng ứng trực tại các khu vực ven biển.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan chỉ đạo tuyên truyền và triển khai phương án phòng, chống ngập úng đô thị, khơi thông tuyến thoát nước; chỉ đạo Công ty Thoát nước và xử ly nước thải tập trung lực lượng, phương tiện tại các khu vực ngập trọng điểm, vận hành hợp lý các hồ điều tiết và trạm bơm chống ngập.

Chuẩn bị các máy bơm di động công suất lớn tại các điểm có nguy cơ ngập sâu để vận hành chống ngập kịp thời; chỉ đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng đô thị kiểm tra, rà soát và bảo đảm an toàn cho các công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố.

Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện và các sở liên quan đến công tác xây dựng chỉ đạo các chủ đầu tư, các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khẩn trương tổ chức phòng, chống mưa, lũ, ngập và sạt lở đất đá cho các công trình xâỵ dựng.

Phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng do mưa lớn cho các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang; chỉ đạo nhà thầu thi công chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị thi công để kịp thời xử lý các tình huống phức tạp, cần hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn nếu có xảy ra.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường sau mưa, lũ; chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống sạt lở đất đá trên địa bàn thành phố.

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đảm bảo an toàn và thông suốt các tuyến giao thông chính; khẩn trương rà soát các tuyến đường có nguy cơ sạt lở đất, đá, triển khai ngay các giải pháp an toàn và cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm; tham gia điều tiết giao thông tại các khu vực xảy ra ngập úng, sạt lở đất đá...; xử lý, đảm bảo không để ngập úng tại các hầm chui giao thông.

Công an thành phố tổ chức chốt chặn tại các khu vực ngập, nước chảy xiết, khu vực có nguy cơ sạt lở đất đá,... không cho người dân đi vào các khu vực nguy hiểm, sẵn sàng điều động các phương tiện để hỗ trợ các lực lượng kịp thời hút nước tại các hầm bệnh viện, chung cư và các công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, UBND các quận, huyện,... trên địa bàn thành phố theo dõi diễn biến của thời tiết, mưa lũ trong các ngày tiếp theo để chủ động quyết định cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên nghỉ học đế đảm bảo an toàn, nhất là tại các vùng trũng thấp, ngập lũ, nguy cơ sạt lở đất, đá.

Trung tâm Điều hành và Giám sát thông minh (IOC) tiếp tục tổ chức, theo dõi đế cung cấp thông tin về tình hình ngập lụt, thiệt hai do mưa lũ,... cho Lãnh đạo thành phố.

Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên phối hợp Sở Xây dựng, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải,... khẩn trương triển khai ngay các biện pháp phòng chống ngập úng tại khu vực Bệnh viện Đà Nẵng.

Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ để có biện pháp xử lý an toàn về điện, kịp thời cắt điện ở những vùng bị ngập hợp lý; đảm bảo cấp điện cho các trạm bơm chống ngập.

Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Đà Nẵng, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, Trung tâm Quản lý hạ tầng đô thị và UBND huyện Hòa Vang theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, thường xuyên kiểm tra đánh giá an toàn các đập, hồ chứa nước trên địa bàn; sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố, đảm bảo an toàn công trình.

Vận hành hồ chứa theo đúng quy trình và phương án phòng chống thiên tai đã được phê duyệt; phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn không cho người dân và phương tiện đi lại trong hồ và tràn xả lũ; kịp thời thông báo cho UBND các quận, huyện, các xã khi mực nước qua tràn về hạ du để cảnh báo cho Nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

Các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện theo chức năng nhiệm vụ sẵn sàng lực lượng tham gia công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Báo cáo chi tiết công tác triển khai ứng phó và tình hình thiệt hại về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố trước 08 giờ và 14 giờ hằng ngày để kịp thời tổng hợp báo cáo Thành ủy, UBND thành phố.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, lũ quét và sạt lở đất để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra và duy trì liên lạc thường trực với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai Tìm kiếm cứu nạn thành phố và Phòng thủ dân sự thành phố.

Học sinh Đà Nẵng nghỉ học ngày 13/11

Tối 12/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Đà Nẵng có công văn thông báo cho học sinh toàn thành phố nghỉ học ngày 13/11.

Theo Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, Đài Khí tượng thủy văn cảnh báo trong đêm 12 và ngày 13-11, trên địa bàn thành phố có mưa to, có nơi mưa rất to, gây ngập úng nhiều nơi.

Nhằm chủ động ứng phó với tình hình, Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học thông báo cho trẻ mầm non, học sinh, học viên trên toàn thành phố nghỉ học ngày 13/11.

Các trường đại học tư thục căn cứ tình hình thực tế, chủ động quyết định việc đi học của sinh viên.

Các đơn vị nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo địa phương về công tác phòng, chống thiên tai, bão lụt.

Thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến tình hình mưa lớn hiện nay; giữ liên lạc qua nhiều kênh thông tin để chủ động ứng phó một cách an toàn, giảm thiệt hại do mưa lớn gây ra.

Bạn đang đọc bài viết Tin không khí lạnh; cảnh báo mưa lớn, ngập lụt, lũ quét và các chỉ đạo ứng phó. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.