0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 24/11/2024 07:13 (GMT+7)

Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng

Theo dõi KT&TD trên

Hàng tháng, nhằm truy thu số tiền 365,5 tỷ đồng hoàn thuế chậm nộp, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gửi quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích từ tài khoản của Thuduc House gần 100 tỷ đồng.

Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng
Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng.

Ngày 22/11, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House; mã chứng khoán: TDH) cho biết đã nhận được các quyết định của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về việc thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Thuduc House với số tiền 91,12 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 9 và 10 vừa qua, Thuduc House cũng nhận được các quyết định cưỡng chế của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh bằng hình thức trích tiền từ tài khoản của công ty, với số tiền lần lượt là 91,16 và 91,15 tỷ đồng.

Trước đó, vào ngày 12/6, Thuduc House nhận được các quyết định cưỡng chế với tổng số tiền 91,2 tỷ đồng. Theo Thuduc House, nguyên nhân là các vấn đề liên quan đến thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ hoạt động kinh doanh linh kiện điện tử giai đoạn 2017-2019 tại thời điểm phát sinh chưa có quyết định của tòa án về vụ án.

Thuduc House đã tham gia phiên tòa sơ thẩm liên quan đến việc công ty này khởi kiện Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án buôn lậu linh kiện điện tử và chiếm đoạt tiền hoàn thuế giai đoạn 2017-2019. Mặc dù không bị khởi tố nhưng Thuduc House vẫn phải hoàn trả số tiền hoàn thuế cho đến khi tòa án đưa ra quyết định cuối cùng.

Tại bản án phúc thẩm ban hành ngày 3/5, Hội đồng xét xử TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên buộc Thuduc House phải hoàn trả cho Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh số tiền 365,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Đây là tiền thuế giá trị gia tăng mà công ty này được hoàn từ tháng 2/2018 đến tháng 6/2019.

Khi vụ án đang trong giai đoạn điều tra, thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Thuduc House đã nộp 365,5 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ.

Hội đồng xét xử yêu cầu Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh chuyển số tiền 365,5 tỷ đồng đã tạm giữ cho Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh để Thuduc House khắc phục hậu quả. Đồng thời, 10 bị cáo trong vụ án phải bồi hoàn cho Thuduc House 340 tỷ đồng.

Để truy thu số tiền này, hàng tháng, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đều gửi các quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích tiền từ tài khoản ngân hàng đối với Thuduc House. Cho rằng các quyết định này là trái luật, Thuduc House đã khởi kiện đến TAND Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 8 vừa qua, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo gửi đến Thuduc House cho biết công ty này đang nợ thuế tổng cộng 549,5 tỷ đồng. Trong đó, 365,5 tỷ đồng là tiền thuế và các khoản thu khác tính đến ngày 31/7; 183 tỷ đồng còn lại là tiền chậm nộp. Nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, Thuduc House đã thông qua trích lập toàn bộ chi phí thuế giá trị gia tăng liên quan đến vụ án và rà soát các công nợ, khoản đầu tư tồn đọng lâu năm vào báo cáo tài chính năm 2021 với tổng chi phí 620,2 tỷ đồng. Điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến nay là số âm.

Được thành lập từ năm 2001, Thuduc House được biết đến là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lâu đời tại Thành phố Hồ Chí Minh với hàng loạt dự án chung cư, chủ yếu tại thành phố Thủ Đức. Năm 2006, Thuduc House niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch TDH.

Cổ phiếu TDH của Thuduc House thuộc diện cảnh cáo theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 30/8, vì theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2024, lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 30/6 của doanh nghiệp này là số âm.

Bạn đang đọc bài viết Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

DNNVV và áp lực 'chơi lớn' giữa thời kỳ cạnh tranh toàn cầu
Trong làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: họ không chỉ cạnh tranh với những đối thủ cùng tầm trong nước mà còn phải "đấu" với những gã khổng lồ đa quốc gia có nguồn lực tài chính và công nghệ vượt trội.
Thời điểm vàng cho ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, không chỉ thúc đẩy tiêu dùng mà còn tạo ra nhu cầu mạnh mẽ về các sản phẩm tài chính, đầu tư, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe.
Startup trà sữa: Nhượng quyền hay tự xây thương hiệu?
Trong bối cảnh thị trường trà sữa Việt Nam đang bùng nổ với giá trị hàng tỷ USD, những người có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực này thường đứng trước một lựa chọn quan trọng: tham gia mô hình nhượng quyền từ các thương hiệu đã có tên tuổi hay tự tay xây dựng một thương hiệu riêng từ con số không.

Tin mới

Thị trường trà sữa đang bão hòa – liệu nhượng quyền còn là "miếng bánh ngọt"?
Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ, thị trường trà sữa Việt Nam đã trải qua một hành trình phát triển vô cùng nhanh chóng. Từ những cửa hàng trà sữa đầu tiên được du nhập từ Đài Loan, ngành công nghiệp này đã nhanh chóng bùng nổ và tạo ra một "đế chế" với hàng nghìn cửa hàng trải dài khắp cả nước.
DNNVV và áp lực 'chơi lớn' giữa thời kỳ cạnh tranh toàn cầu
Trong làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt: họ không chỉ cạnh tranh với những đối thủ cùng tầm trong nước mà còn phải "đấu" với những gã khổng lồ đa quốc gia có nguồn lực tài chính và công nghệ vượt trội.