0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 04/01/2023 08:11 (GMT+7)

Kinh tế Thủ đô hứa hẹn nhiều điểm khởi sắc

Theo dõi KT&TD trên

Năm 2023, Hà Nội đặt ra 22 tiêu chí và 10 nhiệm vụ cho sự phát triển Thủ đô.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô được chú trọng…

Năm 2023, đặt ra 22 tiêu chí và 10 nhiệm vụ phát triển Thủ đô

Hà Nội đã phục hồi nền kinh tế nhanh trong năm qua, tăng trưởng khoảng 8,89%, vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, hoàn thành cả 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt. Năm 2023, Hà Nội đặt ra 22 tiêu chí và 10 nhiệm vụ cho sự phát triển Thủ đô.

Về thành quả đạt dược kinh tế phục hồi tăng trưởng khoảng 8,89%, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 13,1 tỷ USD đạt cao trong nhiều năm trở lại đây và vượt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách đạt cao, tăng 6,8% so với dự toán, đảm bảo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các nhiệm vụ chi phòng, chống dịch. Sản xuất, kinh doanh phục hồi, các hoạt động thương mại, du lịch được khôi phục lại, thực hiện hiệu quả các hoạt động kích cầu tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng ước đạt 10,9%. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì phát triển.

Kinh tế Thủ đô hứa hẹn nhiều điểm khởi sắc - Ảnh 1
Năm 2023, Hà Nội đặt ra 22 tiêu chí và 10 nhiệm vụ cho sự phát triển Thủ đô. (Ảnh minh họa)

Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 15,4 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,2 tỷ USD, tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 7,2 tỷ USD, tăng 16%.

Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: Hàng dệt, may đạt 2,331 tỷ USD, tăng 18,1%, máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 2,265 tỷ USD, tăng 21,2%, máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 1,846 tỷ USD, tăng 2,9%.

Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nêu rõ, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP và các chương trình, kế hoạch trung hạn 5 năm 2020-2025 của TP. Bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức và tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19.

Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp của TP, sự nỗ lực, cố gắng của DN và người dân, tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2022 đã phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Về chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9%, sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%, cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,6%, khai khoáng giảm 5,3%.

Trong 11 tháng năm 2022, Hà Nội có 27,6 nghìn doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, vốn đăng ký đạt 312,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4%. Tính chung 11 tháng năm 2022, toàn TP thu hút 1,54 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó đăng ký cấp mới 328 dự án với số vốn đạt 206 triệu USD, 181 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 791 triệu USD, 356 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 543 triệu USD.

Sản xuất, kinh doanh của Hà Nội phục hồi mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng cao 2 con số - ước đạt 10,9%. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì phát triển.

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải dự kiến, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 có 22 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, trên cơ sở xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng, lựa chọn chỉ tiêu tăng trưởng GRDP khoảng 7,0% (chỉ tiêu cả nước tăng khoảng 6,5%), GRDP/người khoảng 150 triệu đồng. Vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng 6%, kiểm soát chỉ số giá 4,5%, giảm 30% số hộ nghèo so với cuối năm 2022.

Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động 43%. Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 2,0%. Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 39,0%. Giảm số hộ nghèo theo chuẩn mới của TP: 30% (tương đương 890 hộ, 0,04%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị: dưới 4%.

Tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo: 73,2%. Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 81 trường. Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu "Gia đình văn hóa": 88%. Tỷ lệ thôn (làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu "Làng văn hóa": 64%. Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa": 73%.

Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch: khu vực đô thị đạt 100%; khu vực nông thôn đạt 90%. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong ngày: 100%. Xử lý ô nhiễm môi trường: (i) Tỷ lệ cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (đã đi vào hoạt động) có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: 100%. (ii) Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 100%. (iii) Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%. (iv) Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: duy trì 28,8%. Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao tăng thêm: 26 xã; Số xã nông thôn mới kiểu mẫu tăng thêm: 20 xã.

HĐND TP.Hà Nội cũng thông qua 10 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tập trung thực hiện trong năm 2023. Trong đó, giữ vững ổn định và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô, phát triển các mô hình kinh tế mới. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân...

Phát triển hạ tầng số

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cho biết một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, về kinh tế, TP.Hà Nội sẽ tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô, phát triển các mô hình kinh tế mới, các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư. Phát triển hạ tầng số, các hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu…

TP tiếp tục cơ cấu lại kinh tế; củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới; nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của kinh tế Thủ đô.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước, xây dựng chính quyền số, nâng cao thứ hạng các chỉ số PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS. Dự kiến, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 có 22 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu.

Nhằm phát huy vai trò của thị trường trong nước, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế có tính lan tỏa, các chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, hệ thống bán lẻ hiện đại phục vụ nhu cầu của Nhân dân, gắn với thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; đồng thời khai thác hiệu quả hơn khu vực thị trường nông thôn.

Kích cầu sức mua ở thị trường nội địa là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp DN đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi nền kinh tế. Do đó, TP.Hà Nội đã tổ chức hàng loạt chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyến mãi tập trung, liên kết vùng, xúc tiến thương mại… nhằm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, kiểm soát lạm phát, khẳng định vai trò, sức mạnh của thị trường nội địa với tăng trưởng kinh tế.

Sau dịch Covid-19, Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GRDP năm 2022 đạt mức cao nhất trong 10 năm gần đây. Năm 2022, bức tranh kinh tế của Thủ đô có nhiều điểm sáng, nổi bật là: Hoàn thành toàn diện 22/22 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó vượt kế hoạch 5 chỉ tiêu; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 106,8% dự toán, tăng 2,7% so với năm 2021; tăng trưởng GRDP của TP đạt 8,89%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, du lịch, dịch vụ được phục hồi với nhiều chỉ số tích cực.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Thủ đô hứa hẹn nhiều điểm khởi sắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chính sách hỗ trợ lớn về tài chính đã ngấm vào doanh nghiệp
Giai đoạn vừa qua, nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền loạt các giải pháp trong lĩnh vực tài chính nhằm
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...