0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 14/04/2025 06:29 (GMT+7)

Khẩn trương trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Theo dõi KT&TD trên

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi diễn ra chiều nay 13/4.

Vốn ODA là gì? Những quy định về vốn ODA ở Việt Nam

Ảnh minh hoạ: Nguồn internet.

Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.

Theo đó, dự thảo nghị định mới phải làm rõ các nội dung về phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, rõ trách nhiệm để thuận tiện cho việc theo dõi, đôn đốc, đánh giá.

Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát cụ thể những điểm còn vướng mắc trong các luật đầu tư công, quản lý nợ công, ngân sách nhà nước liên quan đến quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi để kiến nghị Chính phủ và Quốc hội sửa đổi.

Phó thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ khẩn trương cập nhật tình hình khó khăn, vướng mắc trong chuẩn bị, phê duyệt và triển khai các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài và kiến nghị giải pháp cụ thể; chuẩn bị kỹ nội dung cuộc họp của Phó thủ tướng với các nhà tài trợ dự kiến diễn ra vào đầu tháng 5 tới.

Bộ Ngoại giao rà soát những vướng mắc, nhất là thủ tục trong Luật Điều ước quốc tế để trình Quốc hội sửa đổi luật này tại kỳ họp cuối năm 2025.

Phó thủ tướng giao trước ngày 18/4, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phương án kiện toàn Ban Chỉ đạo, trong đó có bổ sung thêm thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo Bộ Tư pháp.

Phó thủ tướng nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tiếp theo, cần thiết phải huy động mọi nguồn lực cho phát triển, bao gồm cả việc tranh thủ nguồn lực bên ngoài, nhất là trong những ngành, lĩnh vực Việt Nam chưa đủ nguồn lực và năng lực khoa học công nghệ để triển khai.

Trong giai đoạn phát triển mới, cần có cách làm mới, đặc biệt là phải cải thiện được quy trình, đẩy nhanh được tiến độ để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi, tránh tình trạng triển khai kéo dài, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực, thời gian.

Bạn đang đọc bài viết Khẩn trương trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gỡ nút thắt hạ tầng – thể chế để logistics Việt Nam cất cánh
Hạ tầng logistics của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể với việc đầu tư xây dựng nhiều cảng biển hiện đại, mở rộng hệ thống đường cao tốc và phát triển các trung tâm logistics. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển, hạ tầng logistics của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Tin mới

Gỡ nút thắt hạ tầng – thể chế để logistics Việt Nam cất cánh
Hạ tầng logistics của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể với việc đầu tư xây dựng nhiều cảng biển hiện đại, mở rộng hệ thống đường cao tốc và phát triển các trung tâm logistics. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển, hạ tầng logistics của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sáng nay, 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng Giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.