0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 12/01/2023 08:31 (GMT+7)

Gói hỗ trợ lãi suất 2% đang xin ý kiến để tháo gỡ điểm nghẽn

Theo dõi KT&TD trên

Doanh số cho vay của gói hỗ trợ lãi suất 2% mới đạt gần 30.000 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 11/2022, doanh số cho vay của gói hỗ trợ lãi suất 2% mới đạt gần 30.000 tỷ đồng. Bộ Tài chính cho biết đang xin ý kiến để tìm cách tháo gỡ điểm nghẽn.

Ngân hàng Nhà nước trước mắt cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp thực tế để thúc đẩy, tạo thuận lợi cho việc giải ngân.

Gói hỗ trợ lãi suất 2% đang xin ý kiến để tháo gỡ điểm nghẽn - Ảnh 1
Doanh số cho vay của gói hỗ trợ lãi suất 2% mới đạt gần 30.000 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Cùng với đó, cần nhanh chóng đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn sang chương trình khác để nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ, sớm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của gói hỗ trợ này để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Gói hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước với khoản vay của doanh nghiệp được Chính phủ công bố hồi tháng 5/2022. Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định. Ngân hàng sẽ thực hiện giảm số lãi tiền vay.

Điều kiện để hỗ trợ là khách hàng có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Ước tính các ngân hàng sẽ dành khoảng 800.000 tỷ đồng dư nợ cho vay chỉ riêng trong năm 2022 theo kế hoạch đăng ký. Số tiền lãi hỗ trợ khoảng 16.035 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện chương trình này chậm, hiện chỉ mới giải ngân được một phần nhỏ của gói hỗ trợ nên Chính phủ đã nhiều lần thúc giục phải đẩy nhanh.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, nguyên nhân đầu tiên khiến việc giải ngân chậm là các ngân hàng thương mại còn lúng túng để xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhưng không đăng ký hộ kinh doanh nên lại không thuộc diện được hỗ trợ.

Một nguyên nhân nữa là ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng đã đăng ký quy mô dư nợ hỗ trợ lãi suất lớn trong năm nay đã không còn hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, về hạn mức tín dụng, hôm 5/12 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho hay: “Một trong những vướng mắc của doanh nghiệp khi triển khai gói 2% là bản thân doanh nghiệp cũng chưa mặn mà với gói 2%. Nói thật, họ cũng rất quan ngại là nhận tiền nhà nước hỗ trợ như vậy thì quá trình thanh tra, kiểm toán họ phải tuân thủ theo quy định. Thứ 2 nữa là theo quy định hiện nay, một trong những điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp 2% là phải có khả năng phục hồi sau Covid. Hiện nay, việc đánh giá khả năng phục hồi sau Covid còn khó. Ngân hàng Nhà nước đang tổng hợp ý kiến để chỉnh sửa điều này.”

Hiện ngành tài chính cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan để sớm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của gói hỗ trợ này để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Gói hỗ trợ lãi suất 2% đang xin ý kiến để tháo gỡ điểm nghẽn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Loạt giải pháp trước 'bão' thuế quan mới từ Mỹ
Tại buổi họp báo thường kỳ quý I/2025 vào chiều ngày 4/4, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương) đã nêu loạt giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp “trụ vững” trước làn sóng thuế quan mới từ Mỹ.

Tin mới

Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan & phi thuế quan
Chiều 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 2 của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Phúc Long và hành trình lan tỏa trà Việt đến Gen Z: Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
Trong bối cảnh thị trường trà và cà phê Việt Nam đang dần trở thành một sân chơi sôi động, không chỉ của các thương hiệu quốc tế mà còn của các tên tuổi nội địa, Phúc Long – thương hiệu trà nổi tiếng của Việt Nam, đã và đang xây dựng một hành trình đầy cảm hứng để kết nối trà Việt với thế hệ Gen Z.
Luật Nhà ở sửa đổi: Thị trường kỳ vọng điều gì?
Luật Nhà ở sửa đổi đang là tâm điểm của sự chú ý trên thị trường bất động sản Việt Nam. Sau nhiều năm thực hiện, những bất cập và hạn chế của khung pháp lý hiện hành đã bộc lộ, đòi hỏi những điều chỉnh phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội mới.
Người trẻ và giấc mơ an cư
Căn hộ nhỏ xinh nằm trong khu chung cư hiện đại, ngôi nhà nhỏ có vườn rợp bóng cây xanh, hay căn biệt thự sang trọng nằm trong khu đô thị khép kín - đó từng là "giấc mơ an cư" mà bao thế hệ người Việt ấp ủ.
Bí ẩn đằng sau sự hấp dẫn của trà sữa
Trà sữa không chỉ là một thức uống mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và xu hướng hiện đại. Từ công thức truyền thống đến những biến tấu độc đáo, trà sữa liên tục đổi mới để chinh phục khẩu vị giới trẻ, trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu.