Dược phẩm Hoa Linh xin lỗi nhà thuốc, nhà phân phối và khách hàng
Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh đã gửi thư xin lỗi tới các nhà thuốc và nhà phân phối liên quan đến chương trình livestream bán hàng và giới thiệu sản phẩm vào ngày 4/4/2023 trên TikTok.
Nguyên nhân của sự việc bắt đầu từ clip giới thiệu cho phiên livestream 4-4 của hot KOL Hà Linh. Trong clip "nhá hàng" dầu gội Nguyên Xuân đăng tải trên TikTok, Hà Linh đã giới thiệu dầu gội đầu xanh chỉ 18.000đ, dầu gội đầu nâu chỉ 11.000đ.
Trong khi đó, thực tế giá bán của sản phẩm này tại các kênh phân phối chính thức của hãng đều dao động từ 60.000 - 102.000 đồng/sản phẩm tùy kích thước. Cụ thể, sản phẩm Dầu gội Nguyên Xuân xanh hiện đang được bán tại nhà thuốc với giá 76.000 đồng, sản phẩm Dầu gội Nguyên Xuân nâu giá 71.000 đồng.
Ngay sau đó, cả Hà Linh và Dược phẩm Hoa Linh đã nhận về làn sóng phản đối từ cư dân mạng, đặc biệt là phía đại lý và nhà thuốc. Bởi lẽ họ bị khách hàng mắng vốn rằng bán giá quá cao. Dù cả 2 bên đã nhanh chóng đưa ra phản hồi rằng không có chuyện 18 “cành” hay 11 “cành” nhưng không thuyết phục được công chúng.
Một ngày sau sự kiện livestream, Dược phẩm Hoa Linh đã công khai gửi thư xin lỗi các nhà thuốc và nhà phân phối, vì đã khiến người tiếp cận thông tin bị hiểu lầm về giá của sản phẩm, gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh.
Trong văn bản, Dược phẩm Hoa Linh và thương hiệu Nguyên Xuân đã lên tiếng xin lỗi đến các nhà thuốc và nhà phân phối về việc triển khai chương trình livestream giới thiệu và bán hàng trên Tiktok vào ngày 04/04/2023. Chương trình này đã dẫn đến hiểu lầm về giá của sản phẩm Nguyên Xuân và gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Chương trình livestream được triển khai với mục đích giới thiệu sản phẩm và tăng nhận diện thương hiệu của Nguyên Xuân và Dược phẩm Hoa Linh. Đây là chương trình bán hàng khuyến dùng của công ty, với mong muốn giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng và mở rộng thị trường trong tương lai. Sản phẩm được bán trong chương trình có mức giá ưu đãi đặc biệt và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Dược phẩm Hoa Linh đã chịu trách nhiệm về những thiếu sót trong chương trình này và cam kết sẽ rút ra bài học cho chính mình để tránh xảy ra sự cố tương tự trong tương lai. Công ty cũng mong muốn khách hàng thông cảm và tiếp tục đồng hành cùng Nguyên Xuân và Dược phẩm Hoa Linh.
Tuy nhiên, bất chấp động thái xin lỗi, lượng đánh giá 1 sao cho Dược phẩm Hoa Linh trên Google vẫn đang tiếp tục tăng. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu không chuyên nghiệp, việc bán hàng livestream có thể trở thành con dao hai lưỡi giết chết nhà cung cấp.
Sự việc căng thẳng đến mức, khi Hà Linh giải thích mức giá trên chỉ áp dụng khi mua combo vẫn không xoa dịu được dư luận. Đã có những nhà thuốc kêu gọi nhau tẩy chay không chỉ nhãn hàng trên, mà còn cả những sản phẩm khác của Dược phẩm Hoa Linh.
Mô hình bán hàng tới tận tay người tiêu dùng D2C - Lợi bất cập hại
Không thể phủ nhận, sự kiện livestream bán hàng "dọn kho" của Võ Hà Linh đã đạt được những kết quả đáng kinh ngạc với hơn 300 nghìn người xem cùng lúc, 80 nghìn lượt xem, 11 triệu tim, 58 nghìn người mua hàng và doanh thu ước tính 1,5 triệu USD.
Xu hướng bán hàng livestream (Bán hàng trực tiếp - D2C) đang phát triển tại Việt Nam với sự xuất hiện của TikTok Shop và nhiều đơn vị sở hữu hàng triệu KOC để phát triển hình thức bán hàng này. Nếu nhìn vào thành tích trên, đây có thể là nếu nhìn từ nhiều góc độ, buổi bán hàng của Hà Linh là chưa chuyên nghiệp. Trên thực tế nó đã tạo ra khủng hoảng lớn cho Dược phẩm Hoa Linh, thậm chí có thể giết chết luôn mặt hàng dầu gội của công ty.
Có thể thấy rằng, ban đầu, nhà cung cấp và người bán đã không làm rõ mức giá bán, khiến cho nhiều nhà phân phối và đại lý bán cùng sản phẩm bị đắt hàng và khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, sau đó, nhà cung cấp đã hợp tác với KOC để bán sản phẩm với giá thấp hơn nhiều lần so với giá trước đó, khiến nhiều đại lý và nhà phân phối quyết định tẩy chay sản phẩm này và loại bỏ khỏi hệ thống của mình.
Cách truyền đạt "giật tít câu view" của Hà Linh đã làm cho người tiêu dùng nghĩ rằng sản phẩm này chỉ có giá 11.000 đồng hoặc 18.000 đồng, giá rất rẻ cho một sản phẩm bình dân, trong khi thực tế sản phẩm được bán với giá cao hơn. Việc không đồng bộ, nhất quán về định vị sản phẩm đã cho thấy Dược phẩm Hoa Linh thực tế không định vị và bán với giá như thế. Việc bán hàng D2C cần được thực hiện chuyên nghiệp và làm rõ về loại hàng và mức giá bán ngay từ đầu để tránh các sự cố tiếp xúc không mong muốn. Ngoài ra, cần chú ý đến vấn đề thuế khi thực hiện hình thức bán hàng này.