0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 23/08/2023 09:21 (GMT+7)

Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa với mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) là chủ đầu tư, thực hiện trên địa bàn Nghệ An và Thanh Hóa với tổng chiều dài khoảng 91,8 km có mục tiêu tăng cường năng lực truyền tải cho các đường dây 500 kV.

Với mong muốn đảm bảo cấp điện cho miền Bắc, đặc biệt khi xu hướng công suất truyền tải cao theo hướng Trung - Bắc do phụ tải khu vực miền Bắc có tốc độ tăng trưởng cao. Vừa qua, kết quả thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Đường dây 500 kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.

Thời gian tới, nhằm thực hiện triển khai dự án theo đúng tiến độ đã đề ra, EVNNPT đã đề xuất Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số nội dung. Đó là chấp thuận các Dự án là các công trình xây dựng khẩn cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật Xây dựng; phê duyệt chủ trương đầu tư các Dự án trước khi phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, cho phép Chủ đầu tư các Dự án hoàn thiện Hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trình Bộ NN&PTNT thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dự án Đường dây 500 kV Quỳnh Lưu - Thanh Hoá có tổng chiều dài 91,8 km; trong đó tuyến trên địa bàn Thanh Hoá có chiều dài 74,4 km, lần lượt qua thị xã Nghi Sơn và 5 huyện Như Thanh, Nông Cống, Triệu Sơn, Đông Sơn và Thiệu Hóa. Điểm đầu tuyến của DA có tên D2 nằm cách trạm biến áp 500kV Quỳnh Lưu khoảng 300m, còn điểm cuối tuyến là trạm biến áp 500kV Thanh Hóa. Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) là chủ đầu tư.

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của hệ thống truyền tải 500 kV từ miền Trung ra Bắc. Đồng thời truyền tải công suất các nhà máy nhiệt điện khu vực Bắc Trung bộ cũng như các nhà máy năng lượng tái tạo khu vực này vào hệ thống điện quốc gia, cung cấp điện cho trung tâm phụ tải khu vực miền Bắc.

Được biết, diện tích móng cột chiếm vĩnh viễn phải chuyển đổi mục đất sử dụng là 40,82 ha. Trong đó đất lúa 2 vụ là 11,68 ha; đất rừng phòng hộ là 7,62 ha; đất rừng sản xuất là 14,54 ha và đất khác là 6,98 ha.

Diện tích hành lang tuyến cần 291,84 ha; trong đó đất lúa 2 vụ là 115,28 ha; đất rừng phòng hộ là 38,73 ha; đất rừng sản xuất là 59,8 ha và đất khác là 78,84 ha. Diện tích đất ảnh hưởng do thi công làm đường tạm cũng được tính là 114,6 ha gồm đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất và đất ngoài lâm nghiệp.

Công trình cũng được liệt vào công trình năng lượng cấp đặc biệt nhóm A với thời gian hoạt động là 40 năm. Thời gian thực hiện dự án được dự kiến từ năm 2023 đến năm 2025, phấn đấu đóng điện vào tháng 6/2024. Tổng mức đầu tư sơ bộ là hơn 4.116 tỷ đồng.

Tại dự án này, tỉnh Thanh Hóa là nơi ảnh hưởng chính với 11,68 ha đất lúa vĩnh viễn và 115,28 ha hành lang tuyến. Dự án cũng cần chuyển đổi mục đích sử dụng với 2,905 ha đất rừng rừng nhiên và 9,695 ha đất rừng trồng. Dự án được tính toán có thời gian hoàn vốn là 7 năm.

Dự án Đường dây 500 kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa có nhu cầu đề nghị 2 tỉnh giao/cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không qua đấu giá, nên thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Đầu tư.

Để triển khai dự án này, EVNNPT đã trình thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổ chức thẩm định với các ý kiến đóng góp của các bên liên quan.

UBND các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các thủ tục bảo đảm đủ điều kiện giải phóng mặt bằng Dự án đáp ứng tiến độ triển khai các hạng mục dự án, đảm bảo hiệu quả việc sử dụng đất sau khi thực hiện giải phóng mặt bằng, tránh lãng phí tài nguyên.

Các địa phương này cũng được đề nghị kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của EVNNPT bảo đảm đúng tiến độ và đúng quy định của pháp luật, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của các Bộ ngành liên quan bao gồm kiểm tra việc ký quỹ, huy động vốn của EVNNPT theo tiến độ thực hiện của Dự án.

Hoài Thanh

Bạn đang đọc bài viết Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa với mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.