0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 27/02/2025 08:27 (GMT+7)

Đề xuất quy định về miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó quy định cụ thể về miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Đề xuất quy định về miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Tổng thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không vượt quá thời hạn có hiệu lực của biện pháp phòng vệ thương mại tương ứng. (Ảnh minh họa)

Phạm vi xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Theo dự thảo, Bộ Công Thương xem xét không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc miễn trừ đối với một số loại hàng hóa trên nguyên tắc không làm giảm hiệu quả tổng thể của biện pháp phòng vệ thương mại.

Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau:

a- Hàng hóa nằm trong danh sách được xem xét miễn trừ được quy định tại quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hoặc các quyết định về kết quả rà soát của từng vụ việc.

b- Hàng hóa mà ngành sản xuất trong nước trong vụ việc tương ứng không sản xuất được.

c- Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được.

d- Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước.

đ- Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường hoặc trong trường hợp bất khả kháng dẫn tới thiếu hụt nguồn cung của ngành sản xuất trong nước.

e- Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ điểm a đến điểm đ nêu trên phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.

Thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Dự thảo nêu rõ, tổng thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không vượt quá thời hạn có hiệu lực của biện pháp phòng vệ thương mại tương ứng. Bộ Công Thương hàng năm xem xét thời hạn miễn trừ đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, thời hạn miễn trừ đối với các hồ sơ này tính từ ngày biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời có hiệu lực đến khi hết thời hạn áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời đó.

Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức hoặc quyết định gia hạn biện pháp phòng vệ thương mại chính thức hoặc quyết định kết quả rà soát về phạm vi sản phẩm, thời hạn miễn trừ đối với các hồ sơ này tính từ ngày biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực đến hết ngày 31/12 của năm đó. Trường hợp biện pháp phòng vệ thương mại chính thức có hiệu lực vào tháng 10, tháng 11 hoặc tháng 12 thì thời hạn miễn trừ đối với các hồ sơ này tính từ ngày quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức có hiệu lực đến hết ngày 31/12 của năm tiếp theo.

Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo ngày làm việc đầu tiên của tháng 3 và tháng 9 hàng năm, thời hạn miễn trừ đối với các hồ sơ này tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ.

Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo ngày làm việc đầu tiên của tháng 10 hàng năm, thời hạn miễn trừ đối với các hồ sơ này tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm tiếp theo.

Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung lượng miễn trừ được Cơ quan điều tra tiếp nhận trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã được miễn trừ đề nghị bổ sung lượng miễn trừ thì thực hiện thủ tục gửi hồ sơ miễn trừ bổ sung tới Cơ quan điều tra vào bất cứ thời điểm nào, thời hạn miễn trừ bổ sung được tính theo thời hạn miễn trừ của quyết định miễn trừ ban đầu.

Đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Theo dự thảo, đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: Cá nhân, tổ chức hoặc chi nhánh của tổ chức nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; Cá nhân, tổ chức hoặc chi nhánh của tổ chức sử dụng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất; Cá nhân, tổ chức hoặc chi nhánh của tổ chức khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất quy định về miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thị trường mỹ phẩm online trước "bão" kiểm tra từ Bộ Y tế
Trước tình trạng kinh doanh mỹ phẩm trái phép, hàng giả, hàng nhái và quảng cáo sai sự thật diễn biến phức tạp trên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử, đặc biệt là TikTok và Facebook, Bộ Y tế đã có động thái mạnh mẽ nhằm tăng cường kiểm soát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tin mới

Thái Nguyên: Phát hiện, thu giữ hơn 600 sản phẩm thực phẩm là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chiều ngày 23/4/2025, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh B.V.S trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, phát hiện và thu giữ hơn 600 sản phẩm là thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc
Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài khoảng 1.541km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đầu tư phương tiện, thiết bị để vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa
Nghệ An: Phê duyệt dự án xây dựng đường điện từ Lào về Việt Nam
UBND tỉnh Nghệ An vừa phê duyệt chủ trương đầu tư cho dự án đường dây 220kV ĐG Trường Sơn – Đô Lương, do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng Việt Lào làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 594 tỷ đồng, nhằm truyền tải điện từ Nhà máy điện gió Trường Sơn (Lào) về Việt Nam.