0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 24/11/2022 06:53 (GMT+7)

Cần Thơ: Thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm

Theo dõi KT&TD trên

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm, TP. Cần Thơ đã đề ra nhiều cơ chế, giải pháp và tạo động lực để phát huy hết tiềm năng loại hình kinh tế này để góp phần đóng góp cho tăng trưởng kinh tế - xã hội của Thành phố.

Chưa phát huy hết tiềm năng

Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế đêm dựa trên các tác động tích cực của nhiều yếu tố như tăng trưởng kinh tế, hạ tầng phục vụ kinh tế đêm ngày càng được nâng cấp theo hướng hiện đại, văn minh, dân số trẻ, thu nhập được cải thiện, lao động dồi dào, tài nguyên du lịch phong phú, nét văn hóa đặc sắc cùng với mức độ hội nhập ngày càng cao...

Trong đó, loại hình kinh tế đêm chủ yếu thông qua các hoạt động mua sắm, ẩm thực, giải trí... phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cá nhân tại hệ thống các cơ sở thương mại, khu vực dịch vụ như chợ đêm gắn với du lịch, chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản, phố ăn đêm, khách sạn, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24 giờ, cửa hàng xăng dầu, các tuyến phố đi bộ...

Tuy nhiên, việc triển khai phát triển kinh tế ban đêm còn nhiều khó khăn như sản phẩm, dịch vụ ban đêm chưa thực sự đa dạng, chủ yếu là dịch vụ ăn uống. Cùng đó, quy mô các dự án phục vụ kinh tế ban đêm ở các địa phương vẫn nhỏ lẻ, chưa có nhiều trung tâm thương mại quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế tham gia hoạt động xuyên đêm... Trong khi đó, cơ chế chính sách phát triển kinh tế ban đêm vẫn còn một số tồn tại bất cập như chưa đủ thông thoáng trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế ban đêm,...

Cần Thơ: Thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm - Ảnh 1
TP. Cần Thơ thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm

Tại TP.Cần Thơ, thực tế trong những năm qua kinh tế ban đêm đã hình thành dựa trên nhu cầu và tập trung ở 3 hoạt động chính là: các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ, các tụ điểm Karaoke- quán bar… hoạt động tới 3h sáng và kinh doanh siêu thị – thời trang – mỹ phẩm.

Tuy nhiên, dù nắm trong tay nhiều lợi thế, nhưng trong nhiều năm qua, TP.Cần Thơ chưa tạo được sản phẩm hấp dẫn phục vụ nhu cầu cho du khách lưu trú lại ban đêm. Do vậy, việc tổ chức những hoạt động về đêm sẽ là điểm nhấn cần thiết để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Đơn cử như tại Bến Ninh Kiều, TP.Cần Thơ xây dựng cả một cây cầu đi bộ để cùng với tuyến phố Hai Bà Trưng gần đó tạo thành khu phố đi bộ, ẩm thực dài hơn 800m. Nhưng khu phố này mới chỉ hoạt động đến 22h các ngày thứ bảy, nên chưa thật sự thu hút được nhiều người.

Theo đánh giá của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quyết Thắng (Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh), tại nhiều nước, kinh tế ban đêm là “con gà đẻ trứng vàng”, nhưng ở Việt Nam lại chưa thật sự phát triển. “Năm 2020, kinh tế ban đêm tại Anh có doanh thu 70 tỷ bảng; tại Nhật là 400 tỷ yên. Trong khi đó, kinh tế ban đêm “tại Việt Nam mới chỉ phát triển nhỏ lẻ”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quyết Thắng cho biết thêm.

"Kinh tế ban đêm mà chúng ta đang làm chỉ mới tận dụng được những cái sẵn có, chưa có kế hoạch và chiến lược cụ thể để phát triển; các sản phẩm chưa có khác biệt rõ rệt" - Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh, Phó Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đánh giá.

Đẩy nhanh triển khai, hoàn thiện các cơ chế

Ngày 27-7-2020 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1129/QÐ-TTg, phê duyệt “Ðề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” với mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực với công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

TP.Cần Thơ đang quy hoạch quận Ninh Kiều là địa phương thí điểm tổ chức các loại hình kinh tế đêm từ nay đến hết năm 2024 nhằm phát huy lợi thế vị trí trung tâm, sát bờ sông…

Cần Thơ: Thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm - Ảnh 2
Bến Ninh Kiều là địa điểm không thể bỏ qua khi đến Cần Thơ

Để thực hiện thành công kế hoạch thí điểm này, Tiến sĩ Lưu Tiến Thuận (Khoa Kinh tế, Đại học Cần Thơ) đề xuất, cần có trang web riêng thông tin về những hoạt động ban đêm để du khách và người dân dễ nắm bắt. “Các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí ban đêm cần được thiết kế kết nối với các loại hình dịch vụ khác, tạo một chuỗi hoạt động tổng thể, sẽ thu hút được thêm nhiều người tham gia, từ đó đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế” - Chủ tịch Chi hội Hướng dẫn viên du lịch thành phố Cần Thơ Trần Mạnh Khang góp ý.

Tương tự, theo ông Trần Thế Như Hiệp, Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH Công nghệ NHONHO, cần tìm một điểm nhấn để tạo nên sự khác biệt trong việc phát triển kinh tế ban đêm của TP.Cần Thơ với những thành phố khác. Đó là chú trọng vào việc là khai thác giá trị văn hóa bản địa của TP.Cần Thơ, tạo nên nét khác biệt với những địa phương khác như văn hóa sông nước. Bên cạnh đó, việc tạo ra những sản phẩm mang tính chất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long như là đờn ca tài tử, lễ hội... những nét văn hoá riêng mà chỉ miền Tây mới có.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Bộ và các địa phương sẽ đồng hành thí điểm triển khai, hoàn thiện cơ chế phát triển loại hình kinh tế đêm theo 4 nội dung. Một là rà soát và hoàn thiện khung pháp lý cho kinh tế đêm, xây dựng theo hướng phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm giữa các bên trong thực hiện và quản lý. Hai là tuyên truyền nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật của các bên tham gia hoạt động kinh tế đêm. Ba là các địa phương chủ động xây dựng mô hình phù hợp, gắn với các hoạt động dịch vụ 24/24 giờ. Bốn là tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, phối hợp giữa các bên để thúc đẩy kinh tế đêm phát triển hiệu quả, lành mạnh, bền vững.

Ngày 9/9/2022, UBND TP.Cần Thơ ban hành Quyết định số 3362/QÐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Ðề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn TP.Cần Thơ. Mục tiêu chung của đề án nhằm tạo ra sản phẩm dịch vụ đa dạng, hấp dẫn, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí vào ban đêm cho cư dân của thành phố, khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long và khách quốc tế. Lộ trình thực hiện Ðề án trong giai đoạn từ năm 2022-2024, triển khai mô hình thí điểm trên địa bàn quận Ninh Kiều.

Dịp lễ 30/4/2022, tuyến phố đi bộ Ninh Kiều đã chính thức ra mắt, hoạt động phục vụ khách địa phương và khách du lịch. Ðây là một trong những hoạt động trọng tâm, được triển khai thí điểm, nhằm tạo điểm nhấn cho phát triển kinh tế và du lịch về đêm của thành phố. Hiện nay, tuyến phố đi bộ Bến Ninh Kiều vào mỗi thứ 7 hằng tuần thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước.

Bạn đang đọc bài viết Cần Thơ: Thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Công an Thừa Thiên Huế khẩn trương ứng phó với bão số 4
Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Công an nhiều đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động tham mưu phương án, kế hoạch và thực hiện nhiều biện pháp phòng chống, ứng phó tình hình mưa, bão.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.